Thứ Ba, 29 tháng 1, 2008

Khúc hát thanh xuân

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Tết đến rồi các bạn ơi

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

BÀI CHÒI

Bài chòi xuất xứ từ bài tới. Lúc đầu bài tới chơi ở trong nhà (6 người chơi). Về sau, bài tới "lan ra ngõ" và trở thành trò chơi chung của nhiều người ở đình làng vào dịp Tết. Nghe vẻ nghe ve Nghe vè bài tới Cơm chưa kịp xới Trầu chưa kịp têm Tôi đánh một đêm Thua ba tiền rưỡi Về nhà chồng chửi Trò chơi bài tới được chơi ở trong chòi nên người miền Trung từ Quảng Trị đến Phú Yên gọi là bài chòi. Tuy thể thức chơi và số lượng người thay đổi nhưng các quân bài của bộ bài tới vẫn còn nguyên giá trị. Khi chơi bài chòi người ta dựng 11 cái chòi. Riêng vùng Bình Định và một vài nơi ở Quảng Nam chỉ có 9 chòi, 1 chòi cái, 1 chòi con. Mỗi chòi con đểu được phát ba quân bài (còn gọi là bài nọc). Tại chòi trung tâm có ống đựng thẻ và đựng bài cái. Trống hội bài chòi vừa dứt, những người dự chơi đã vào các chòi con, tay cầm đủ ba quân bài thì anh hiệu (người hô) mới bước ra ống thẻ, xóc đi xóc lại ống thẻ cho tất cả mọi người đều nghe rồi thong thả rút tìm quân bài : "Ông Ầm", "Tam Quăn", "Tứ Cẳng"... Chòi nào có đúng con bài đó sẽ gõ ba tiếng mõ hay hô lên một tiếng; và được nhận cờ. Khi chòi nào ăn đủ cả ba cờ thì hô "tới !". Lúc ấy, ở chòi "trung tâm" dành một hồi mõ, tiếp đến là tiếng trống con, trống cái dồn dập... thường, thì cứ tám đến mười hiệp là hết một hội chòi. Người ta lưu lại một hiệp "ăn" cho việc chi phí rồi thì kẻ bước xuống, người lại leo lên chòi, tiếp tục cuộc chơi. Bộ bài tới thường được in và bán ở khắp chợ miền quê vào trực tết. Bài chòi in theo lối mộc bản, trên giấy dó, giấy bản đã phủ qua một lớp điệp.Tương truyền, những bộ bài tới đầu tiên được in ở làng Sình (Huế), sau được các nhà buôn người Hoa in với số lượng nhiều (vẫn in mộc bản) ở vùng Thanh Hà, Gia Hội (Huế), Hội An (Quảng Nam), Bình Định, Tuy Hòa (Phú Yên)..v.v.. Bộ bài tới gồm ba pho : Văn, Vạn, Sách. Pho Văn có 9 cặp : Chín Gối, Nhì Bánh, Ba Bụng, Tứ Tượng, Ngũ Rún, Sáu Miểng, Bảy Liễu, Tám Miểng, Chín Gan. Pho Vạn có 9 cặp: Nhất Trò, Nhì Bí, Tam Quăng, Tứ Ghế, Ngũ Trợt, Lục Chạng, Thất Vung, Bát Bồng, Cửu Chùa. Pho Sách cũng có 9 cặp: Nhất Học, Nhì Nghèo, Ba Gà, Tứ Xách, Ngũ Dụm, Sáu Bưng, Bảy Thưa, Tám Dây, Cửu Điều. Ngoài ba pho (9 x 3 : 27 cặp) còn có ba cặp yêu: một cặp Ông Ầm, một cặp Thế Tử, một cặp Bạch Huê. Các quân bài toàn có tên gọi nôm na, dân dã: Bảy Dày, Bảy Sưa (Bảy Liễu), Ba Gà, Ba Bụng, Nọc Thược (Nhất Nọc), Năm Rún (Ngũ Rún), Ông Ầm, Bạch Tuyết (Bạch Huê)... Hình vẽ các quân bài đơn giản nhưng giàu tính cách điệu và lãng mạn. Có nhà nghiên cứu nghệ thuậtcho rằng: "Đây dường như là cách thức của một trường phái hội họa từ chối hình thể, trừu tượng hóa sự vật hay biểu hiện sự vật kiểu trẻ con"... Nhiều người còn liên tương đến hình kỷ hà trên những ngôi mộ cổ Ai Cập. Ai cũng có thể chơi bài chòi nhưng không mấy ai "hô chòi" được như anh hiệu. Muốn "hô chòi", anh hiệu phải thuộc rất nhiều các bài truyền khẩu dân gian cộng với tài ứng tác linh hoạt khi hô, làm sao để lời hô lúc nào cũng bất ngờ, dí dỏm mà lại đúng với thể lệ cuộc chơi. Chẳng hạn, gặp con "Tam quăn" thay vì hô tên con bài, hiệu hô: "Quờ mà quớ quơ quớ quơ Quờ nhằm thì vợ chửa Ba bốn tháng rày thì thổi lửa Quăn là quăn râu, quăn quơ là Tam Quăn" Gặp con "Nhì nghèo" thì : Một mà ư / Một mà anh để em ra Hai thì anh để em ra Em về em buôn em bán Trả nợ bánh tráng, trả nợ bánh xèo Còn thì dư em trả nợ thịt heo Anh đừng làm em nữa kẻo mang thì nghèo Mang nghèo vì em. Nghèo quớ nhì nghèo" Gặp con "Nhất vạn" (học trò) thì "Đi đâu ôm trắp đi hoài - Cử nhân không thấy tú tài cũng không - Quớ là con trò học trò" Từ trò hô bài chòi các làn điệu ứng tác của anh hiệu, sau này có làn Xuân Nữ của bài chòi, cùng với các điệu Xàng Xê, Cổ Ban, Hồ Quang... và ảnh hưởng của lối hát, lối nói Tuồng mà hình thành bộ môn kịch hát bài chòi miền Trung. Hiện nay, trong dịp tết, người Trung ở các làng quê vẫn còn dựng rạp hô bài chòi, nếu không dựng được chòi thì ngồi ghế vẫn được gọi là đánh bài chòi và vẫn làm sống dậy một thú vui ngày tết đã đi vào truyền thống dân gian miền Trung.

Phùng Tấn Đông

http://www.thienlybuutoa.org/Misc/ThuChoiBaiChoiNgayTetOMienTrung.htm

KHÚC HÁT THANH XUÂN

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2008

Goodbye yellow brick road - ELTON JOHN

Các bạn nghe thử bài này của ELTON JOHN. Trong bài EJ đã sử dụng chuyển cung xa và kết tránh (Deceptive cadence) để chuyển đoạn, vì vậy khi nghe bài nhạc, chúng ta có cảm giác đầy màu sắc. Nhạc thì đã vậy, còn lời thì rất sâu sắc. Các bạn nghe thử.

Music by Elton John
Lyrics by Bernie Taupin

When are you gonna come down
When are you going to land
I should have stayed on the farm
I should have listened to my old man

You know you can't hold me forever
I didn't sign up with you
I'm not a present for your friends to open
This boy's too young to be singing the blues

So goodbye yellow brick road
Where the dogs of society howl
You can't plant me in your penthouse
I'm going back to my plough

Back to the howling old owl in the woods
Hunting the horny back toad
Oh I've finally decided my future lies
Beyond the yellow brick road

What do you think you'll do then
I bet that'll shoot down your plane
It'll take you a couple of vodka and tonics
To set you on your feet again

Maybe you'll get a replacement
There's plenty like me to be found
Mongrels who ain't got a penny
Sniffing for tidbits like you on the ground

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2008

Nhạc sư NGHIÊM PHÚ PHI

NGHIÊM PHÚ PHI

Hôm qua các trang mạng đồng lọat đưa tin Nhạc Sư NGHIÊM PHÚ PHI đã ra đi.

Ông không chỉ giỏi về hòa âm và nhạc cổ điển, theo lời NS. Nhật Bằng, ông là một tay đàn piano jazz ngẫu hứng hay nhất thời đó.

Chúng ta đã mất thêm một tài năng âm nhạc hiếm có.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/080118_nghiemphuphi_obi...

Nhạc sư Nghiêm Phú Phi đã ra đi

Giọng hát NATASHA ST. PIER

Xin giới thiệu bạn một ca sĩ Pháp, Natasha St. Pier.

Không cần biết tiếng Pháp cũng hiểu được cô muốn nói gì.

Giọng hát NATASHA ST. PIER

Xin giới thiệu bạn một ca sĩ Pháp, Natasha St. Pier.

Không cần biết tiếng Pháp cũng hiểu được cô muốn nói gì.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008

VỀ MÁY ẢNH

(Gởi AKIRA, AYAEVIL, NIKI_HEYDI_Q và tất cả bạn hữu- không phân biệt nam nữ, già trẻ, bé lớn....)

Từ khi ra đời đến nay, máy ảnh càng ngày càng tân tiến. Từ một dụng cụ vốn để ghi lại những hình ảnh đáng nhớ, nó đã trở thành một thiết bị nghệ thuật.

Trước đây tôi cũng đã sử dụng máy phim, nay vì nhiều lý do, tôi cũng ráng nâng cấp lên digital. Thật sự mà nói, máy digital chưa chắc đã qua mặt được máy phim. HIện giờ, với máy SLR lên 10-12 megapixel, ảnh digital đã gần gần như phim rồi. Nhưng điều mà máy phim không cho chúng ta được là máy digital rất tiện dụng cho những ai muốn đi vào nhiếp ảnh nghệ thuật. Mình có thể chụp, xem được liền, sửa được liền, còn máy phim thì phải chờ cho hết cuộn. Tuy nhiên, máy ảnh DSLR cũng tuân thủ những nguyên tắc của máy SLR như focus (lấy nét), ISO (độ nhạy), ánh sáng. DSLR thì có thể chỉnh độ nhạy tùy theo ánh sáng. Nhưng hễ độ nhạy càng cao thì chất lượng ảnh càng thấp.

Theo thiển ý, dầu là film hay digital gì đi nữa, máy ảnh là dụng cụ giúp chúng ta TÌM ĐƯỢC CÁI ĐẸP TRONG NHỮNG CÁI BÌNH THƯỜNG NHẤT QUANH TA.

Bình thường, ai cũng nghĩ là máy mắc tiền là chụp đẹp.

Thật ra, tấm ảnh nằm trong đầu người chụp. Máy ảnh chỉ là phương tiện, máy ảnh mắc tiền giúp chúng ta làm nhanh hơn mà thôi. Trước đây khi tôi sử dụng máy OLYMPUS loại nhỏ chụp phim thường (do một người bạn tặng), và tôi cũng chụp được vài tấm “coi được” và cũng có nhiều người xin để “lộng kiếng” (chừng vài bửa thì “LIỆNG CỐNG”). Cái máy nhỏ xíu này đã lớn lên cùng con tôi, và nó cũng theo tôi mọi nơi. Nó đã dẫn tôi tới một cái máy SLR phim. Cả hai cái máy phim này đã cho tôi hàng ngàn bức ảnh đáng nhớ.

Các bạn nào muốn chụp ảnh một cách nghiêm túc, thì nên chọn loại SLR (phim hoặc digital). SLR có nhiều giá, không hẳn là phải chọn máy mắc tiền. Lý do là SLR có nhiều tính năng cần thiết mà máy nhỏ không có, và SLR có thể thay ống kính, gắn thêm kính lọc...

Xin các bạn đọc bài này của Ken Rockwell bàn về máy ảnh.

Ảnh dưới đây là tuyệt tác của Ansel nói trong bài.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2008

Kính phân cực - POLARIZER

Gần đây, máy ảnh digital đã dần dần thay thế máy ảnh phim. Lý do là nó rất tiện, mà điều mà ai cũng thích là có thể CHỤP TÁ LẢ mà không sợ hao phim. Hơn nữa chất lượng ảnh đã dần dần được cải thiện nhiều và có thể xem như đã gần bằng phim.

Tuy nhiên, có những dụng cụ rất cần thiết cho máy phim (SLR) mà vẫn cần cho máy digital. Theo tôi, các không thể bỏ đi là kính phân cực POLARIZER. Mặc dù POLARIZER có hai loại là LINEAR và CIRCULAR.

Nói chung, những ai thích bầu trời xanh hơn, màu rực rỡ hơn, chụp xuyên qua kính...thì hãy đọc kỹ.

AKIRA và AYAEVIL lưu ý nhé.

Hãy xem bài dưới đây. Xem xong đi tậu một cái đi. Ngoài loại SLR ra, hình như loại digital coolpix cũng sử dụng được.

Polarizer

There are two types of polarizing filters, polarizers for short: linear and circular. Most SLR cameras use circular polarizers due to the use of beamsplitters. Non-DSLR digital cameras in general do not use beamsplitters, and, as a result, can use both (i.e., linear or circular). Polarizers can greatly enhance outdoor images by increasing contrast and color saturation, eliminating reflections from glass and other non-metallic surfaces, and darkening blue sky.

Có hai loại kính phân cực, loại TRỰC TUYẾN (LINEAR) và TRÒN (Circular). Hầu hết các máy ảnh SLR (single lens reflex) đều dùng loại TRÒN vì loại máy ảnh này sử dụng kỹ thuật tách tia sáng (beamsplitters)(thường là một kính mõng hay là một lăng kính. Những máy ảnh digital nào không phải là DSLR (ditigal single len reflex) không có kính tách tia nên có thể sử dụng cả hai loại (trực tuyến và tròn). Kính phân cực có thể tối ưu hóa hình ảnh chụp trong nhà nhờ gia tăng độ tương phản, cân bằng màu, triệt tiêu những ảnh phản chiếu trên kính hay các mặt phẳng không phải kim loại và nhất là làm xậm màu bầu trời

A polarizer has two rings. The bottom ring screws on to the front thread of a lens, and the top ring is rotatable. As the top ring rotates, one can see the effect through the LCD monitor. Note that the effects of a polarizer cannot be viewed through the viewfinder of Coolpix 950/990/995.

Một kính phân cực có hai vòng. Vòng dưới dùng để vặn dính vào một ống kính và vòng trên có thể xoay tự do được. Khi xoay vòng trên, chúng ta có thể thấy hiệu quả trong kính ngắm hay màn hình LCD (nếu có). Tuy nhiên hiệu quả này không thể thấy trên kính ngắm của dòng COOLPIX 950/990/995

Eliminating Reflections

For maximum polarization, the incoming light must have an incident angle of 30 degree, and the camera is aimed at the subject at an angle of 30 degree from the other side (see image below).

TRIỆT TIÊU PHẢN CHIẾU

Để được phân cực tối đa, ánh sáng đến phải có góc lại 30độ đối với đối tượng, và máy ảnh được nhắm vào đối tượng với góc 30 độ ở phía đối diện (xem hình dưới)

The following images demonstrate a polarization effect. Without using a polarizer (left image), the surfaces of the windows reflect the color of the sky and surrounding environment. When a polarizer is used and rotated to yield the maximum effect, reflection of the top level windows disappears completely, while reflection of the lower level windows is reduced.

Những ảnh dưới đây sẽ cho thấy hiệu quả của hiện tượng phân cực ánh sáng. Nếu không dùng kính phân cực (ảnh trái), bề mặt của các cửa sổ phản chiếu mày của bầu trời và môi trường chung quanh. Khi dùng kính phân cực và xoay để nhận được hiệu quả tối đa, hình ảnh phản chiếu in trên các cửa sổ phía trên hoàn toàn biến mất, còn ảnh phản chiếu trên cửa sổ dưới được giãm đi đáng kể.

Without a polarizer With a polarizer and max. effect
Click on the icon to see a larger image

Polarizers can also eliminate reflection from water, making water more transparent. The left image below is taken without using a polarizer, while the right one uses a polarizer in its maximum effect. Now one can see through the water.

Kính phân cực cũng có thể triệt tiêu phản chiếu từ nước làm cho nước trong hơn. Ảnh dưới bên trái được chụp không dùng kính phân cực, còn ảnh phải thì có kính với hiệu quả tối đa. Với ảnh này, chúng ta nhìn xuyên qua nước được.

Without a polarizer With a polarizer and max. effect
Click on the icon to see a larger image

The following shows a more dramatic example. The left image was taken without the use of a polarizer and the right one was taken with a polarizer. As you can see from these results, reflection from water washes out all colors, making the image very foggy.

Ảnh dước đây là một ví dụ ấn tượng hơn. Ảnh dưới bên trái được chụp không dùng kính phân cực, còn ảnh phải thì có kính với hiệu quả tối đa. Như chúng ta dễ dàng nhận thấy, phản chiếu từ mặt nước đã xóa hầu hết mọi màu làm cho ảnh trở nên mờ hẳn.

Without a polarizer With a polarizer and max. effect
Click on the icon to see a larger image

Removing reflection from water can also change the mood of an image. The following shows an example. The left images is taken without a polarizer, the right one uses a polarizer to its maximum effect, and the middle one has a medium effect. It is clear that reflection from water decreases.

Xóa được ánh chiếu từ mặt nước cũng giúp thay đổi (MOOD) tâm trạng khi xem bức ảnh. (Chữ MOOD là tình cảm, tâm thức, không biết dịch ra sao). Ảnh dưới bên trái được chụp không dùng kính phân cực, còn ảnh phải thì có kính với hiệu quả tối đa, và ảnh giữa thì có hiệu quả trung bình. Chúng ta thấy rõ là ánh chiếu từ nước giãm đáng kể

Without a polarizer With a polarizer (medium) With a polarizer (max)
Click on the icon to see a larger image

A dramatic example would be shooting LCD screens. The left image below is taken without a polarizer, while the right one uses a polarizer with a maximum effect. The maximum effect would turn the LCD screen completely dark.

Thí dụ ấn tượng nhất là khi chúng ta chụp màn hình LCD. Ảnh dưới bên trái được chụp không dùng kính phân cực, còn ảnh phải thì có kính với hiệu quả tối đa. Hiệu quả tối đa sẽ làm cho màn hình trở nên tối đen.

No polarizer Min effect Half way Max effect
Click on the icon to see a larger image

Darkening the Blue Sky

One of the best-known use of polarizers is darkening blue sky. However, not all part of the sky can be darkened. A simple rule goes as follows (see the image below). Point your index finger at the sun and extend your thumb at a 90 angle to your index finger. Pointing your lens in the direction of your thumb will achieve the maximum effect.

LÀM XẬM MÀU TRỜI XANH

Một trong những cách sử dụng kính phân cực được biết nhiều nhất là làm xậm màu bầu trời xanh. Tuy nhiên, không phải tất cả bầu trời đều có thể làm xậm hơn được. Hình dưới sẽ cho chúng ta thấy một quy tắc rất đơn giản. Hãy chỉ ngón tay trỏ về phía mặt trời và bẹt ngón cái thành một góc 90 độ với ngón trỏ. Chỉa ống kính với hướng của ngón cái, chúng ta sẽ được hiệu quả tối đa (bầu trời sẽ rất xanh)

After determining the position of the maximum effect, aim your camera and rotate the top ring of your polarizer. You should be able to see the color change on the LCD monitor. Then, compose your image and rotate the top ring until the desired effect is reached. Finally release the shutter to take a photograph.

The left image below is taken using a polarizer with minimum effect, while the right one shows the same scene but with the maximum effect. It is clear that part of the sky (i.e., the upper part) in the right image is considerably darken.

Sau khi đã chọn vị trí cho hiệu quả tối đa, hãy ngắm và xoay vòng trên của kính phân cực. Chúng ta có thể thấy màu sắc thay đổi trên màn hình LCD (hay trong kính ngắm). Sau đó, hiệu chỉnh hình ảnh và xoay vòng trên kính cho tới mức cần thiết. Cuối cùng, ấn nút SHUTTER để chụp.

Ảnh dưới bên trái được chụp với kính phân cực ở mức hiệu quả thất nhấp, còn ảnh bên phải cũng cùng một cảnh nhưng với hiệu quả tối đa. Chúng ta có thể thấy rõ là một phần của bầu trời (phần trên) của ảnh phải xậm đi khá nhiều.

With a polarizer min effect With a polarizer max effect
Click on the icon to see a larger image

Note that since images taken with a polarizer eliminates reflection from objects to some degree, images look darker. Sometimes exposure compensation is required.

Hãy lưu ý là ảnh chụp với kính phân cực sẽ triệt tiêu phản chiếu từ các vật thể nên ảnh sẽ tối hơn. Vì vậy đôi khi cần phải gia giãm độ phơi sáng (Exposure compensation- tức tăng 1, 2 nấc)

Increasing Contrast

Polarizers can also increase the contrast of a photograph because they can remove reflection. The following are examples which were all taken with a polarizer. The images on the top row show the minimum effect, and hence the definition of clouds is a little fuzzy. By rotating the polarizer to achieve the maximum effect, we have the second row. Now the clouds pop out and are clearly seen. Moreover, because polarizers can remove reflection (from water), the right-most image reveals the bottom of the lake!

TĂNG ĐỘ TƯƠNG PHẢN

Kính phân cực cũng làm tăng độ tương phản của ảnh vì chúng triệt tiêu ánh sáng phản chiếu. Những ảnh dưới đây là những thí dụ được chụp với kính phân cực. Những ảnh trên cùng chụp với hiệu quả thấp nhất do đó ánh mây có vẻ hơi mờ. Khi xoay vòng trên kính phân cực để được hiệu quả tối đa, chúng ta có nhóm ảnh hàng thứ hai. Trong ảnh này, mây đã nổi lên rất rõ. Hơn nữa, vì kính phân cực có thể xóa ánh phản chiếu (từ nước), nên ảnh tận cùng bên phải cho chúng ta thấy tận đáy hồ.

Min effect
Max effect

Click on the icon to see a larger image

The following is another example. The left one is taken without a polarizer, while the right one is taken with a polarizer with maximum effect. It is clear that the right one is darker, which is normal when using polarizers because reflection from subjects is removed, and the layers of subjects have better definitions.

Ảnh dưới đây là những thí dụ khác. Ảnh bên trái được chụp không kính phân cực, còn ảnh phải có kính với hiệu quả tối đa. Chúng ta thấy rõ là ảnh phải thì xậm hơn, và điều này rất bình thường khi dùng kính phân cực vì ánh phản chiếu từ các đối tượng bị xóa và các lớp của đối tượng rõ nét hơn

Without a polarizer With a polarizer
Click on the icon to see a larger image

A Few Important Notes

  • Do not stack the polarizer on top of any other filters. Otherwise, vignetting may occur when zooming out. The following is an example. The lens is set to its widest focal length (38mm of the 35mm equivalent) and a polarizer is stacked on top of the 28mm UV filter. It clearly shows that the corners are darker (right). The left image is taken by replacing the 28mm UV filter with a polarizer.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

  • Đừng chồng kính phân cực lên một kính lọc khác. Nếu không ảnh sẽ bị cháy góc (Vignetting) khi zoom. Dưới đây là thí dụ. Ống kính được để rộng nhất (38mm của tương đương mức 35mm) và kính phân cực được chồng lên kính UV 28mm (Kính ngăn tia cực tím và bảo vệ ống kính) . Chúng ta thấy là các góc đã bị tối. Ảnh trái được chụp bằng cách thay kính UV 28mm bằng kính phân cực
  • Without a polarizer With a polarizer and a UV filter
    Click on the icon to see a larger image

  • Since Nikon Coolpix 950/990/995 uses TTL (through the lens) metering, in general no exposure compensation is required.
  • Since polarizers are darker and reduce two-stops, the TTL metering system will sense this change and adjust aperture and/or shutter speed. As a result, shutter speed will be slower. If you are shooting fast-moving objects, please check the shutter speed and switch to shutter-priority mode if necessary.
  • Vì NIKON Coolpix 950/990/995 đo sáng bằng kỹ thuật TTL (xuyên qua ống kính), vì vậy không cần thiết phải bù trừ độ phơi sáng (Exposure compensation)
  • Vì kính phân cực xậm màu hơn và giãm 2 nấc ống kính, hệ thống đo sáng TTL sẽ cảm nhận được sự thay đổi và tự động điều chỉnh khẩu độ và tốc độ chụp. Vì vậy tốc độ chụp sẽ chậm hơn. Nếu các bạn muốn chụp các đối tượng đang chuyển động nhanh, hãy kiểm tra tốc độ chụp và chuyển sang chế độ Ưu tiên Màn trập *(Shutter priority- Trên núm chế độ là chữ S) nếu cần

http://www.cs.mtu.edu/~shene/DigiCam/User-Guide/filter/polarizer.html

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2008

Nhạc sĩ CHÂU KỲ

Sau một thời gian dài suy kiệt vì lão hóa bộ tiêu hóa, nhạc sĩ Châu Kỳ đã ra đi lúc 1 giờ sáng ngày 6.1 tại tư gia (111 đường số 12, P.Phước Bình, Q.9, TP.HCM), thọ 86 tuổi.

Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh năm 1923 tại làng Dưỡng Mông (Thừa Thiên -Huế). Cha ông là Châu Huy Hà - một nghệ nhân ca Huế, chị ruột là Châu Thị Minh nổi tiếng là nữ minh tinh của miền Trung. Trước khi là nhạc sĩ, ông đã là một ca sĩ thuộc lớp đầu tiên ở Việt Nam (được người đương thời lúc đó so sánh với danh ca Pháp Tino Rossi). Năm 1943, ông sáng tác ca khúc đầu tay Trở về gây tiếng vang trong giới âm nhạc. Nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác khoảng 200 tác phẩm. Tiêu biểu: Nhạc sĩ trong sương chiều, Miền Trung thương nhớ, Tiếng hát dân Chàm, Huế xưa, Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa, Tìm nhau trong kỷ niệm, Sao chưa thấy hồi âm, Giọt lệ đài trang, Đừng nói xa nhau, Được tin em lấy chồng... Đến cuối đời ông cũng vẫn tìm những bài thơ hay để phổ nhạc.

http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Vinh-biet-nhac-si-Chau-Ky/45267421/111/

sadws("Business-Finance/Document-Management-Software/" );

Nhạc sĩ Châu Kỳ thời trẻ. (Ảnh tư liệu)

Bài nhạc của Châu Kỳ mà tôi thích nhất là bài TIẾNG HÁT DÂN CHÀM, mà sau đó rất lâu tôi mới biết đó là âm hưởng nhạc của người Chàm. Bài dưới đây thì có lẽ mọi người đều biết.

Con đường xưa em đi Vàng lên mái tóc thề Ngõ hồn dâng tái tê Anh làm thơ vu quy Khách qua đường lắng nghe Chuyện tình ta đã ghi Những mùa trăng vu quy Vì mưa gió không về Chiến trường anh bước đi Có nàng hoen đôi mi Ngóng theo đường vắng hoe Hỏi còn ai cố tri Em ơi! nhìn gió lên khơi Lòng có trông vời Một người xa cuối trời Nơi đây phiên gác canh dài E ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài Em ơi! màu áo phong sương Mình ước huy hoàng Được bàn tay chính nàng Dâng hoa, dâng hết ân tình Tình đến bao giờ Hỏi đường xưa mà nhớ Con đường xưa em đi Thời gian có quên gì Đã mòn kia vẫn ghi Ghi một đêm trăng thanh Quán bên đường vắng tênh Chỉ còn em với anh.

VỢ là gì?

Ngày xưa người ta nói: "NHẤT VỢ NHÌ TRỜI". Còn bây giờ thì sao?

Dưới đây là ý kiến của từ học sinh cở tiểu học, trung học gì đó.

Kính vợ đắc thọ. Sợ vợ sống lâu.

Nể vợ bớt ưu sầu.

Để vợ lên đầu. Là trường sinh bất tử .

.. Đánh vợ nhừ tử. Là đại nghịch bất đạo.

Vợ hỏi mà nói xạo. Là trời đất bất dung.

Chê vợ lung tung. Là ngậm máu phun người.

Gặp vợ mà không cười. Là có mắt không tròng.

Để vợ phiền lòng. Là tru di tam tộc.

Vợ sai mà hằn học. Là trời đánh thánh đâm.

Vợ gọi mà ngậm câm. Là lòng lang dạ sói.

Để vợ nhịn đói. Là tội nhân thiên cổ .

Để vợ chịu khổ. Là bất tài vô dụng.

Trốn vợ đi " ăn vụng". Là ngũ mã phanh thay.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2008

TIGONE

Hoa TIGONE

Về loài hoa này tại VN, hình như đâu cũng thấy. Những tay săn ảnh có thể chộp được bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, muốn chụp được như ý thì cần có thời gian đi săn lùng. Một chút bí mật cho các bạn yêu thích chụp ảnh, chúng ta nên chụp ở chế độ metering là Center-weight hay Spot (để nêu bật chủ đề) và ở Aperture priority (để kiểm soát được nền của ảnh).

Những tấm ảnh post ở phần PHOTO được chụp trước cửa nhà một người bạn. Ảnh trên blog tôi chép từ mạng (http://www.tulaoer.org/3-Biology/P/T/08.html)

Tên khoa học của loài hoa này là Antigonon Leptopus hook & adn, và còn được gọi là Coral vine. (Group - Dicot - Family - POLYGONACEAE - Buckwheat Family )

Thật ra, loài hoa này phân bố hầu như trên các vùng nhiệt đới trên khắp thế giới, vì vậy nó có rất nhiều tên:

Taxonomic name : Antigonon leptopus Hook. & Arn. (Nd: Tên khoa học)
Synonyms: Antigonon cinerascens M.Martens & Galeotti, Antigonon cordatum M.Martens & Galeotti, Antigonon platypus Hook. & Arn., Corculum leptopum (Hook. & Arn.) Stuntz, Corculum leptopus (Hook. & Arn.) Stuntz
Common names: chain-of-love (English), confederate vine (English), coral bells (English), coral vine (English), corallita (English), dilngau ( Palau), flores ka'dena (Commonwealth of the Northern Mariana Islands), hearts on a chain (English), kadena de amor, love-vine (English), Mexican creeper (English), mountain rose (English), queen's jewels (English), rohsapoak ( Pohnpei), Sandwich Island creeper (English-India) (Nd: Tên thường gọi)

Antigonon leptopus is a smothering vine that invades disturbed areas and forest edges. It produces many seeds, which are spread by water currents and animals that consume the fruit. It has become invasive in some Pacific Islands, and is naturalized in many other Pacific regions

Native range: Mexico, now common in tropical and warm countries.
Known introduced range: American Samoa , Commonwealth of the Northern Mariana Islands, Cook Islands, Federated States of Micronesia, Fiji, French Polynesia, Galapagos Islands, Guam, Hawai
i, Kiribati, Marshall Islands, Midway Island, Nauru, Niue, Palau, Papua New Guinea, Pitcairn Island, Samoa , Tonga.

http://www.issg.org/database/species/ecology.asp?si=203&fr=1&sts=

Người VN có ấn tượng không tốt về loài hoa này, có lẽ do bài thơ “Hai sắc hoa tigone” của TTKH. Nói gì thì nói, hoa này cũng khá đẹp. Tuy nhiên khi trồng, nó phát triển khá nhanh và lá già rụng rất dơ.

Xin các bạn xem ảnh POSTE ở đây:

http://lecongdanh.multiply.com/

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2008

Julia FLORIDA (solo)

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Cũng là bài JULIA FLORIDA nhưng là guitar solo. Xin nói thêm là bài này được viết theo thể BARCAROLA (hát chèo đò -Xuất xứ từ VENICE)

JULIA FLORIDA

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

JULIA FLORIDA

5/5/1885- 8/7/1944)

Augustin BARRIOS MANGORE, guitarist, nhà sáng tác, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1885 tại PARAGUAY, Nam mỹ. Là một trong những nhà sáng tác, trình diễn có tầm cở, Ông đã được ví như CHOPIN của guitar cổ điển. Trong 4 thập niên ông đã trình diễn trên 18 nước ở Nam Mỹ, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha. Âm nhạc của ông rất trữ tình đầy chất hòa âm. Trong các tác phẩm của ông, chúng ta thường thấy bè giai điệu thường được chuyển cung xa nên rất đầy màu sắc

Sau khi ông chết, những tác phẩm của ông đã bị bỏ quên gần 2 thập niên.

Nhạc của ông rất phong phú và đa dạng. Gần đây một số những guitarist trong đó có David Russell, John Williams, Wulfin Lieske đã liên tục giới thiệu các tác phẩm của ông. Danh cầm John Willims đã nói:

"... as a guitarist/composer, Barrios is the best of the lot, regardless of ear. His music is better formed, it's more poetic, it's more everything! And it's more of all those things in a timeless way. So I think he's a more significant composer than Sor or Guiliani, and more significant composer --- for the guitar --- than Villa-Lobos."

Thật vậy, Barrios sáng tác nhiều cho guitar và hơn thế nữa ông cũng là một guitarist. Ông viết rất nhiều tác phẩm về quê hương mình, và thường mặc y phục của người da đỏ Nam Mỹ trong khi trình diễn.

Bài nhạc thường được nhắc đến nhất là LA CATHEDRAL, tuy nhiên vì tốc độ của nó, nhiều người hơi ngán (trong đó có tôi).

Mời các bạn nghe một nhạc phẩm của BARRIOS viết cho Guitar và Cello, đó là bài JULIA FLORIDA (chắc hồi ức về một cô gái nào đó).

Tôi đang có một số tác phẩm của BARRIOS, bạn nào cần cứ liên lạc (nhưng sau đó phải trả bài nhé)

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2008

JULIA FLORIDA

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

JULIA FLORIDA

Augustin BARRIOS MANGORE (5/5/1885- 8/7/1944)

 Augustin BARRIOS MANGORE, guitarist, nhà sáng tác, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1885 tại PARAGUAY, Nam mỹ. Là một trong những nhà sáng tác, trình diễn có tầm cở, Ông đã được ví như CHOPIN của guitar cổ điển. Trong 4 thập niên ông đã trình diễn trên 18 nước ở Nam Mỹ, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha. Âm nhạc của ông rất trữ tình đầy chất hòa âm. Trong các tác phẩm của ông, chúng ta thường thấy bè giai điệu thường được chuyển cung xa nên rất đầy màu sắc Sau khi ông chết, những tác phẩm của ông đã bị bỏ quên gần 2 thập niên. Nhạc của ông rất phong phú và đa dạng. Gần đây một số những guitarist trong đó có David Russell, John Williams, Wulfin Lieske đã liên tục giới thiệu các tác phẩm của ông.

Danh cầm John Willims đã nói: "... as a guitarist/composer, Barrios is the best of the lot, regardless of ear. His music is better formed, it's more poetic, it's more everything! And it's more of all those things in a timeless way. So I think he's a more significant composer than Sor or Guiliani, and more significant composer --- for the guitar --- than Villa-Lobos."

Thật vậy, Barrios sáng tác nhiều cho guitar và hơn thế nữa ông cũng là một guitarist. Ông viết rất nhiều tác phẩm về quê hương mình, và thường mặc y phục của người da đỏ Nam Mỹ trong khi trình diễn. Bài nhạc thường được nhắc đến nhất là LA CATHEDRAL, tuy nhiên vì tốc độ của nó, nhiều người hơi ngán (trong đó có tôi). Mời các bạn nghe một nhạc phẩm của BARRIOS viết cho Guitar và Cello, đó là bài JULIA FLORIDA (chắc hồi ức về một cô gái nào đó).

Bài này viết theo thể loại Barcarole, tức hát chèo đò (xuất xứ từ VENICE) ở nhịp 6/8. Khi nghe, chúng ta sẽ có cảm giác đong đưa rất sâu lắng.

Tôi đang có một số tác phẩm của BARRIOS, bạn nào cần cứ liên lạc (nhưng sau đó phải trả bài nhé)

Antigone




Thứ Ba, 1 tháng 1, 2008

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

MANDOLINATA

Xin các bạn nghe một nhạc phẩm do CHÂU ĐĂNG KHOA đàn, chắc tại quán GUITAR GỖ.

Bài này trước đây tôi vẫn tưởng của một ông LIÊN XÔ nào đó vì bản chép tay viết toàn tiếng gì mà giống tiếng PHẠN (văn pháp tiếng NGA giống tiếng phạn đó - chắc chắn là chôm từ tiếng HY LẠP). (Vừa lục tiếp thấy có người viết là của G.Albert, và mình cũng nhớ lại là thế). Hôm qua lẩn thẩn lục trên mạng mới biết là của ISSAC ALBENIZ, một nhạc sĩ PIANO của Tây Ban Nha. MANDOLINATA có nghĩa là Mandoline serenade (dạ khúc bằng đàn mandoline)

Đoạn kết CHÂU ĐĂNG KHOA chế thêm một cái CANDENCE PLAGAL (Toàn kết?) nghe cũng khá mùi, nhưng em thích đoạn chế của PHÙNG TUẤN VŨ hơn. Năm nay nhất định tập để còn đàn hầu cho quý vị nữa (nhưng mà không có hứa à nghe-bỏ đàn cả chục năm có lẽ còn gì).

Bài này, ai mà có ngón TRÉMOLO và RASGUEDO ngọt là đàn được. Ai muốn học em dạy không lấy tiền. Ai học đăng ký lẹ lên ngheo.

CHÚC MỪNG MỘT NĂM MỚI MÙI MẪN NHƯ BÀI NÀY.