Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

He started for his new Journey

Arthur CLARKE died in COMLOMBO at 90

COLOMBO, Sri Lanka (AP) -- Even in death Arthur C. Clarke would not compromise his vision. Visionary author Arthur C. Clarke had fans around the world. The famed science fiction writer, who once denigrated religion as "a necessary evil in the childhood of our particular species," left written instructions that his funeral be completely secular, according to his aides. "Absolutely no religious rites of any kind, relating to any religious faith, should be associated with my funeral," he wrote. Clarke died early Wednesday at age 90 and was to be buried in a private funeral this weekend in his adopted home of Sri Lanka. (Blog: In praise of Arthur C. Clarke) Clarke, who had battled debilitating post-polio syndrome for years, had suffered breathing problems in recent days, aide Rohan De Silva said. The visionary author won worldwide acclaim with more than 100 books on space, science and the future. The 1968 story "2001: A Space Odyssey" -- written simultaneously as a novel and screenplay with director Stanley Kubrick -- was a frightening prophecy of artificial intelligence run amok. One year after it made Clarke a household name in fiction, the scientist entered the homes of millions of Americans alongside Walter Cronkite anchoring television coverage of the Apollo mission to the moon. Clarke also was credited with the concept of communications satellites in 1945, decades before they became a reality. Geosynchronous orbits, which keep satellites in a fixed position relative to the ground, are called Clarke orbits. His nonfiction volumes on space travel and his explorations of the Great Barrier Reef and Indian Ocean earned him respect in the world of science, and in 1976 he became an honorary fellow of the American Institute of Aeronautics and Astronautics. But it was his writing that shot him to his greatest fame and that gave him the greatest fulfillment. Don't Miss Web site: The Clarke Foundation Author Arthur C. Clarke dies "Sometimes I am asked how I would like to be remembered," Clarke said recently. "I have had a diverse career as a writer, underwater explorer and space promoter. Of all these, I would like to be remembered as a writer." From 1950, he began a prolific output of both fiction and nonfiction, sometimes publishing three books in a year. A statement from Clarke's office said he had recently reviewed the final manuscript of his latest novel. "The Last Theorem," co-written with Frederik Pohl, will be published later this year, it said. Some of his best-known books are "Childhood's End," 1953; "The City and The Stars," 1956; "The Nine Billion Names of God," 1967; "Rendezvous with Rama," 1973; "Imperial Earth," 1975; and "The Songs of Distant Earth," 1986. When Clarke and Kubrick got together to develop a movie about space, they looked for inspiration to several of Clarke's shorter pieces. As work progressed on the screenplay, Clarke also wrote a novel of the story. He followed it up with "2010," "2061," and "3001: The Final Odyssey." Planetary scientist Torrence Johnson said Clarke's work was a major influence on many in the field. Johnson, who has been exploring the solar system through the Voyager, Galileo and Cassini missions in his 35 years at NASA's Jet Propulsion Laboratory, recalled a meeting of planetary scientists and rocket engineers where talk turned to the author. "All of us around the table said we read Arthur C. Clarke," Johnson said. "That was the thing that got us there." Watch how Clarke stands among sci-fi giants » In an interview with The Associated Press, Clarke said he did not regret having never traveled to space himself, though he arranged to have DNA from his hair sent into orbit. "One day, some super civilization may encounter this relic from the vanished species and I may exist in another time," he said. "Move over, Stephen King." Clarke, a British citizen, won a host of science fiction awards, and was named a Commander of the British Empire in 1989. Clarke was officially given a knighthood in 1998, but he delayed accepting it for two years after a London tabloid accused him of being a child molester. The allegation was never proved. Sri Lankan President Mahinda Rajapaksa lauded Clarke for his passion for his adopted home and his efforts to aid its progress. "We were all proud to have this celebrated author, visionary and promoter of space exploration, prophet of satellite communications, great humanist and lover of animals in our midst," he said in a statement. Born in Minehead, western England, on December 16, 1917, the son of a farmer, Arthur Charles Clark became addicted to science fiction after buying his first copies of the pulp magazine "Amazing Stories" at Woolworth's. He read English writers H.G. Wells and Olaf Stapledon and began writing for his school magazine in his teens. Clarke went to work as a clerk in Her Majesty's Exchequer and Audit Department in London, where he joined the British Interplanetary Society and wrote his first short stories and scientific articles on space travel. It was not until after World War II that Clarke received a bachelor of science degree in physics and mathematics from King's College in London. Watch Clarke talk about sci-fi vs. reality » Serving in the wartime Royal Air Force, he wrote a 1945 memo about the possibility of using satellites to revolutionize communications. Clarke later sent it to a publication called Wireless World, which almost rejected it as too far-fetched. He moved to Sri Lanka in 1956. In recent years, Clarke was linked by his computer with friends and fans around the world, spending each morning answering e-mails and browsing the Internet. Clarke married in 1953, and was divorced in 1964. He had no children. He is survived by his brother, Fred, and sister, Mary. His body is to be brought to his home in Colombo so friends and fans can pay their respects before his burial.

He, who started his journey

Sci-fi guru Arthur C. Clarke dies at 90

I really miss HIM.

 COLOMBO, Sri Lanka - Even in death, Arthur C. Clarke would not compromise his vision. The famed science fiction writer, who once denigrated religion as “a necessary evil in the childhood of our particular species,” left written instructions that his funeral be completely secular, according to his aides. “Absolutely no religious rites of any kind, relating to any religious faith, should be associated with my funeral,” he wrote. Clarke died early Wednesday at age 90 and was to be buried in a private funeral this weekend in his adopted home of Sri Lanka. Clarke, who had battled debilitating post-polio syndrome for years, suffered breathing problems in recent days, aide Rohan De Silva said. The visionary author won worldwide acclaim with more than 100 books on space, science and the future. The 1968 story “2001: A Space Odyssey” — written simultaneously as a novel and screenplay with director Stanley Kubrick — was a frightening prophecy of artificial intelligence run amok. One year after it made Clarke a household name in fiction, the scientist entered the homes of millions of Americans alongside Walter Cronkite anchoring television coverage of the Apollo mission to the moon. Clarke also was credited with the concept of communications satellites in 1945, decades before they became a reality. He became known as the "godfather" of the satellite revolution. Geosynchronous orbits, which keep satellites in a fixed position relative to the ground, are called Clarke orbits. Fiction vs. nonfiction His nonfiction volumes on space travel and his explorations of the Great Barrier Reef and Indian Ocean earned him respect in the world of science, and in 1976 he became an honorary fellow of the American Institute of Aeronautics and Astronautics. But it was his writing that shot him to his greatest fame and that gave him the greatest fulfillment. “Sometimes I am asked how I would like to be remembered,” Clarke said recently. “I have had a diverse career as a writer, underwater explorer and space promoter. Of all these, I would like to be remembered as a writer.” From 1950, he began a prolific output of both fiction and nonfiction, sometimes publishing three books in a year. A statement from Clarke’s office said he had recently reviewed the final manuscript of his latest novel. “The Last Theorem,” co-written with Frederik Pohl, will be published later this year, it said.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2008

Bud Cassidy and the Sundance Kid

Trên là một đoạn phim có lồng bài hát này. Bạn để ý cách phát âm tiếng Anh của vùng Nam, có lẽ là Texas drawl (giọng nhừa nhựa kiểu Texas)

Raindrops keep falling on my head

Cuối tuần mời bạn nghe một bài nhạc rất dễ thương của Burt Bacharach (Đọc như BACK RACK).

Bài Raindrops keep falling on my head (Những giọt mưa cứ rơi trên đầu tôi), là nhạc đề của một phim cao bồi tựa đề Butch Cassidy and the Sundance Kid.

Nhạc của ông thể hiện một tinh thần phóng khoáng, luôn luôn lạc quan. Vì vậy, những lúc mệt mõi, nghe những bài do ông viết, chúng ta sẽ thấy rất thư thái. Những bài như vầy mang đậm nét SWiNG, lạc quan và yêu đời. Vì vậy những nốt giai điệu thường đến trước phách mạnh một chút.

Bà vợ thứ hai thứ ba gì đó của Bacharach là Angie Dickingson, từng được bầu là người có đôi chân dài đẹp nhất Hollywood. Bạn nào mê phim cao bồi, sẽ thấy cô trong phim Rio Bravo đóng chung với John Wayne, Dean Martin...

Wikipedia đã viết như sau về Burt:

Bacharach's music is characterized by unusual chord progessions, striking syncopated rhythmic patterns, irregular phrasing, frequent modulation, and odd and changing meters. It tends toward a greater climactic effect than most popular music, especially greater than most popular music of the period in which he is most associated. Bacharach is more than just a songwriter, having himself arranged, conducted, and co-produced much of his recorded output. An example of his use of distinctive use of changing meter is found in "Promises, Promises" (from his score for the musical of the same name). In this song, he incorporates a very complex time signature sequence of |3/8|÷|4/8|3/8|÷|4/8|. His style is sometimes also associated with particular instrumental combinations he is assumed to favor or to have favored, including the prominent use of the flugelhorn in such works as "Walk on By", "Nikki", and "Toledo".

Dưới đây là lời và hợp âm, dành cho những bạn nào muốn "tỉa tót" tặng "người không có liên quan".

Bài này hình như viết ở cung Fa trưởng, nhưng ở bài trên (cho guitar solo) thì viết ở do trưởng. Nếu hát ở Do trưởng sợ các bạn nam mình xuống XỀ không nổi thì "bể dĩa" ráng chịu à nghen.

 
Raindrops Keep Falling on My Head
 
Intro: F-C-Bb-C
 
F                            Fmaj7
Raindrops keep falling on my head
    F7                               Bb               Am
and just like the guy whose feet are too big for his bed,
D7               Am   D7    Gm7
nothing seems to fit, Those raindrops are fallin' on my head they keep fallin' 
 
C7        F                          Fmaj7
So I just did me some talkin' to the sun,
    F7                       Bb                 Am
and I said I didn't like the way he got things done
D7              Am   D7    Gm7
Sleepin' on the job, Those raindrops are fallin' on my head they keep fallin'
 
C7              F       Fmaj7
But there's one thing I know, 
     Bb                C              Am
the blues they send to meet me, won't defeat me
                      D7              Gm7           Bb  C  Bb  C
It won't be long till happiness steps up to greet me
 
  F                          Fmaj7
Raindrops keep fallin' on my head,
    F7                             Bb               Am
but that doesn't mean my eyes will soon be turnin' red,
D7              Am   D7    Gm7
Cryin's not for me, cause I'm never gonna stop the rain by complainin'
C7          F     C7
because I'm free, nothings worryin' me
 
(instrumental) F-Fmaj7-Bb-C-Am
 
                      D7              Gm7           Bb  C  Bb  C
It won't be long till happiness steps up to greet me
 
(Repeat last verse)
 
Chorded by Jim Rodriguez
 
[Intro]
G-F-C-D7
 
[1st Verse]
G   GM7
G7  CM7
Bm  Bm7
D   D7   C
 
[2nd Verse]
C   G   GM7
G7  CM7
Bm  Bm7
D   D7  C
 
[Interlude ]
C   G   G7
Am  Am7 Bm
D   C   Am
 
[3rd Verse]
G   GM7
G7  CM7
Bm  Bm7
D   D7
C   G   C   G
 
[Interlude]
G   G7
Am  Am7 Bm
D   C   Am
 
Am7  D7  Am7  D7
 
[4th Verse]
G   GM7
G7  CM7
Bm  Bm7

D D7 C G C

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2008

SECRET LOVE

SECRET LOVE

Từ Tết tới giờ mới trở lại nhà mình.

Gởi các bạn một giai điệu tuyệt đẹp trong phim CALAMITY JANE do DORIS DAY đóng.

 

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2008

Phong cách trình diễn Guitar cổ điển

PAVEL STEIDL Từ trước tới nay, tôi tưởng là trình diễn nhạc cổ điển thì phải nghiêm nghị và chỉnh tề thì mới ra vẻ "quý phái". Nhưng gần đây, qua mạng Internet, mình càng biết nhiều hơn về thế giới quanh mình, phải không? Các bạn xem thử Pavel Steidl trình diễn bài AN MALVINA của MERTZ thử. Nội dung bài này hình như là một bức thư gởi bạn hay sao đó. Bài này muốn đàn dễ cũng được mà đàn như cở P.STEIDL cũng được.

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2008

Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ...

Đầu năm mà quất một phát VẬT GIÁ LEO THANG, rồi thêm một chưởng GIÁ XĂNG ... Đọc báo thấy đổ thừa cho mấy ông gì gì ...LACO ở Đà Nẵng tung tiền ra xã hội gây lạm phát. Thiệt hong đó trời. Tiền tui đếm còn chưa chạy, nói chuyện tỷ tỷ, bố ai mà hiểu được. Bà Bạch Diệp mà hay nghe. Ai chưởi bà nào là .... nào là ..., nhưng bà đã tung hàng chục tỷ để tậu chiếc xe, là hành động đáng biểu dương nhé. Góp phần làm giảm lạm phát đó.

Mỗi năm mình nhập siêu từ Trung Quốc, gọi nôm na là bên Tàu, nội bây nhiêu đó thôi là đã phải in thêm khối tiền rồi còn gì.

Trước đây, khi có dịp đi Hà Nội, có người đề nghị tôi thăm đền thờ Mỵ Nương, tôi đã quát:"Mê trai đến nỗi làm mất nước, công cán gì mà thăm". Nói xong tôi hối quá, mình đâu có quyền phê phán lịch sử. Văn hóa VN hình như không cho phép con cháu mà hỗn xượt với ông bà. Nay đọc bài của Lê Mạnh Thát thấy hơi nhẹ lòng vì biết đâu nhân vật Mỵ Nương chỉ là hư cấu!

Đời nhà Minh, khi xăm lăng VN, hình như Lưu Bá Ôn thì phải, người được cho là tổng hợp Tam thập lục kế thành một quyển mưu kế chính trị, đã ra lịnh cho thuộc hạ là đốt tất cả những gì có chữ. Vì vậy trong lịch sử VN, có những khoảng trắng rất lớn. Nay thì ngày nào cũng thấy phim Tàu, báo lúc nào cũng chuyện về...bên Tàu. Tức cười thiệt.

Bài dưới đây là của Thích Trí Siêu, tức Lê Mạnh Thát. Trước đây tôi đã có dịp đọc qua rồi, các bạn cùng đọc.

Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động

Hoàng Hải Vân

Thiền sư Lê Mạnh Thát - Ảnh: Ngọc Hải

Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tư liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước...

Là một nhà tu hành xuất gia từ bé, nhưng Thượng tọa Thích Trí Siêu (tức giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát) vẫn để tóc. Thú thật là quá tò mò về chuyện đó, tôi mạnh dạn hỏi ông vì sao như vậy. Ông cười phá lên, chỉ vào bức ảnh Đức Bồ đề Đạt Ma: "Ông ấy có cạo đầu đâu! Tôi còn thua ông ấy một bộ râu". Tôi ngộ ra rất nhiều điều trong tiếng cười của ông.

Tôi đã gặp ông nhiều lần, trước hết là để viết bài về Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (VESAK) được tổ chức tại Việt Nam sắp tới mà ông là Chủ tịch Ủy ban quốc tế (IOC) đồng thời là Tổng thư ký Ủy ban điều phối quốc gia Đại lễ này. Tôi cũng đã đọc nhiều sách ông viết. Nhưng với trình độ nông cạn của tôi, hiểu về con người cùng sở học mênh mông vi diệu của vị cao tăng này thật không dễ chút nào.

Ông không chỉ là một thiền sư, là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông.

Trước khi nói về VESAK, tôi xin ghi lại một vài điều tâm đắc sau khi đọc, sau khi nghe ông nói và hỏi lại thật rõ những khám phá của ông về cội nguồn dân tộc, về nhiều sự thật của lịch sử nước nhà hàng ngàn năm bị che lấp hoặc bị hiểu sai lệch.

"Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá !"

Xin chép ở đây hai bài thơ chữ Hán, theo tôi bài nào cũng hay đến "lạnh cả người":

Nhị bát giai nhân thích tú trì

Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly

Khả liên vô hạn thương xuân ý

Tận tại đình châm bất ngữ thì

(Tạm dịch nghĩa: Người đẹp mười sáu tuổi nhẹ tay thêu trên gấm

Dưới khóm hoa tử kinh con chim hoàng ly đang chuyền

Thật đáng thương nỗi lòng vô hạn đối với mùa xuân

Ngưng đọng nơi mũi kim, lặng lẽ không nói)

Đó là bài Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục và ghi là của thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần (1254-1334). Từ đó nhiều thế hệ học giả đã dẫn giải, bình luận, coi là một kiệt tác thi ca chữ Hán của Việt Nam. Trên tạp chí Văn học số 1-1984, lần đầu tiên giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra tài liệu chứng minh bài thơ trên không phải của thiền sư Huyền Quang mà của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc.

Một bài khác:

Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm

(Tạm dịch nghĩa: Chim nhạn bay dài qua không trung

Ảnh chìm dưới dòng sông lạnh

Nhạn không có ý để lại dấu tích

Sông không có lòng lưu lại bóng hình)

Bài thơ này cũng được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục, ghi là của Hương Hải thiền sư thời nhà Lê. Nhưng trong công trình nghiên cứu rất công phu về thiền sư Hương Hải (Toàn tập Minh Châu Hương Hải), giáo sư Lê Mạnh Thát cũng đã “trả" bài thơ này lại cho tác giả thật của nó là thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài bên Trung Quốc thời Tống. Nhưng không chỉ có vậy. Giáo sư Thát còn liệt kê trong số 59 bài thơ được coi là của thiền sư Hương Hải do học trò của thiền sư chép trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, có đến 47 bài không phải của thiền sư. Từ đó, Lê Quý Đôn đã chép lại 43 bài trong Kiến văn tiểu lục, cả 43 bài đều của các thiền sư Trung Quốc. Ông đã chỉ rõ từng bài, là của ai, ở trong tài liệu nào, tờ số mấy. "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá!", ông cười cười nói với tôi. Là ông nói đùa thôi, chứ ông biết rõ Lê Quý Đôn là người rất cẩn trọng. Ông bảo sở dĩ có sai sót này là do Lê Quý Đôn chắc chắn không biết, tức không có dịp đọc các bộ chính sử thiền tông Trung Quốc. "Hơn nữa, Lê Quý Đôn, với tư cách là một Phật tử, có thể đã quá tin tưởng vào bản in Hương Hải thiền sư ngữ lục, nghĩ rằng các thơ kệ và ngữ lục trong đó là đúng của Minh Châu Hương Hải, vì chúng đã được môn đồ của vị thiền sư này cho khắc in, nên đã không tiến hành kiểm tra, tìm hiểu và so sánh", ông viết.

Toàn tập Minh Châu Hương Hải là một trong rất nhiều công trình sử học của giáo sư Lê Mạnh Thát. Trong khi sưu tầm, đối chiếu, xác minh và giới thiệu những cống hiến quan trọng về lịch sử tư tưởng, văn học và Phật giáo Việt Nam của vị thiền sư lỗi lạc này, ông đồng thời đã cẩn trọng "trả lại cho người khác" những gì không phải của thiền sư, dù đó là những viên ngọc quý (như bài thơ nói trên). Đối với những nhân vật khác, ông cũng làm tương tự. Ông bảo những nhầm lẫn trong các công trình sử học kiểu đó không những không làm vinh dự thêm cho dân tộc mà còn rất tai hại, nó khiến cho người ta nghi ngờ chính những cống hiến quan trọng của các nhân vật lịch sử nước ta, đặc biệt khi các bậc thức giả nước ngoài tiếp cận những tài liệu này.

Dẫn ra chi tiết nhỏ trên đây để thấy sự nghiêm cẩn trong nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng ngoài sự nghiêm cẩn, ông còn có một lợi thế tự nhiên khó có học giả nào có được. Là một thiền sư, ông đã đọc hết những bộ kinh sách đồ sộ như Đại tạng kinh Tục tạng kinh chữ Hán, ông đọc trước hết là "để thưởng thức". Chính vì vậy mà chẳng hạn như đối với trường hợp hai bài thơ nói trên, ông đã biết đến khi đọc bộ sử thiền tông Trung Quốc (trong Tục tạng kinh), nên khi nghiên cứu về Huyền Quang và Hương Hải ông đã phát hiện ngay sự nhầm lẫn.

Lịch sử dân tộc bảo tồn trong kinh Phật

Lục độ tập kinh là một tập kinh quan trọng trong Đại tạng kinh của Phật giáo thế giới. Tập kinh này được dịch ra chữ Hán vào thế kỷ thứ 2, truyền bản của nó đến ngày nay gồm 8 quyển, 91 truyện, trình bày sáu hạnh vượt bờ của Bồ tát gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Các vị cao tăng đông tây kim cổ đều biết đến tập kinh này và từ lâu nó đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Lần đầu tiên sau gần hai ngàn năm lưu truyền của Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát có những phát hiện cực kỳ quan trọng từ tập kinh này. Ông khẳng định tập kinh đó là của Việt Nam, nó được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt chứ không phải từ bản tiếng Phạn; Tăng Khương Hội, người dịch bản kinh đó, người mà sử sách cổ Trung Quốc coi là "bậc thánh hiền", là một người Việt Nam (ít nhất là sinh ra, lớn lên, học hành, theo đạo Phật, hành đạo và trước tác đều tại Việt Nam). Bằng kiến thức uyên bác về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, ông đã truy tận gốc tất cả những tài liệu cổ xưa nhất có liên quan, tiến hành khảo sát, đối chiếu, giám định và đưa ra một loạt những kết luận với các chứng cứ không thể phản bác. Ông bảo tập kinh đó chứa đựng "một lượng bất bình thường" các tư tưởng, quan điểm và đạo lý mang sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam.

Phát hiện đầu tiên là Lục độ tập kinh chứa đựng truyền thuyết khởi nguồn của dân tộc, đó là chuyện một trăm trứng. Điều này hết sức có ý nghĩa, là vì truyền thuyết đó được ghi vào sử sách bắt đầu từ bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Truy lùi lại thì thấy chuyện này được chép trong Lĩnh Nam chích quái. Truy nữa thì "bó tay", không biết nó xuất phát từ đâu, chỉ thấy nó liên quan tới truyện Liễu Nghi đời... Đường bên Trung Quốc. Từ trước tới nay mọi bàn cãi đều tập trung vào việc chấp nhận hay không truyền thuyết đó, mà chấp nhận hay phủ nhận nó không phải là vấn đề của lịch sử. Dân tộc nào cũng có truyền thuyết khởi nguyên, mà đã là truyền thuyết thì ít nhiều đều mang yếu tố hoang đường, nhưng đó là hồn thiêng dân tộc. Với Lục độ tập kinh, chúng ta đã truy ra thời điểm khởi nguồn của hồn thiêng dân tộc của mình.

Trong khi phát hiện truyền thuyết trăm trứng nằm trong Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát còn khám phá một sự thật lịch sử thú vị liên quan đến An Dương Vương và Triệu Đà. Từ truyền thuyết trăm trứng nằm trong truyện 23 của Lục Độ tập kinh, ông đối chiếu với một dị bản bằng tiếng Phạn và lại phát hiện truyền thuyết An Dương Vương giống như câu chuyện về trận đánh quyết định trong anh hùng ca Mahàbhàrata giữa hai anh em Pandu và Duryodhana. Đối chiếu với tất cả những gì được ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên và các tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc, ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học... Nhà nước đó, nền văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến "khai hóa" mà có. Nó có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để tiếp thu những gì là tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang. Nó có đủ sự nổi trội để đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng sống động. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước... (còn tiếp)

Hoàng Hải Vân
Thiền sư Lê Mạnh Thát (ảnh: N.Hải)

(Tiếp theo Thanh Niên ngày 27.2.2008)

Nếu nói các truyền thuyết An Dương Vương là không có thật thì phải giải đáp như thế nào về Loa thành? Nếu nói nước ta đến năm 43 vẫn là nước độc lập thì các "thái thú" Tích Quang, Nhâm Diên sang "cai trị" ở đâu?

Tất cả những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát đều được đưa ra kèm theo sự so sánh đối chiếu hết sức cẩn thận, kèm theo là các tài liệu dẫn chứng cụ thể có thể tra cứu đến tận gốc. Rất tiếc giới hạn của một bài báo không cho phép chúng tôi dẫn ra đây, vì nó quá nhiều. Về vấn đề chúng tôi đang đề cập, có thể xem: Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta - Lê Mạnh Thát, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2006.

Làm trong sạch những trang sử của tổ tiên bờ cõi

Như chúng tôi đã đề cập, giáo sư Lê Mạnh Thát đề nghị dứt khoát loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta. Cần biết, toàn bộ cơ sở để dựng lên thời kỳ An Dương Vương và Triệu Đà trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ Đại Việt sử lược, rồi Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục... cho đến sử sách ngày nay mà chúng ta biết, là lấy từ 4 tài liệu cổ sử Trung Quốc, đó là Giao châu ngoại vức ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí và Nhật Nam truyện. Theo giáo sư Lê Mạnh Thát, trong 4 tài liệu đó, 3 tài liệu không rõ nguồn gốc và niên đại (chỉ phỏng đoán được đại khái là vào thế kỷ thứ VI, thứ VII), riêng Nam Việt chí thì có nguồn gốc niên đại rõ ràng (thế kỷ thứ V), nhưng tất cả đều mơ hồ, mâu thuẫn và không đáng tin cậy. Trong khi đó, căn cứ vào những tài liệu lịch sử chính thống xưa nhất của Trung Quốc, cụ thể là Sử ký của Tư Mã Thiên và Tiền Hán thơ, chúng ta hoàn toàn không thấy có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương hay tương tự, mà các tài liệu đó còn có những thông báo xác định rõ ràng là cho đến hết thời Triệu Đà cùng cháu chắt ông ta làm vua Nam Việt bên đất Trung Quốc, nước ta vẫn đang có vua và đang là một nước độc lập. Nước ta chưa bao giờ thuộc Nam Việt của Triệu Đà bên Trung Quốc là điều đã rõ. Vấn đề là xác định đất đai Nam Việt của Triệu Đà đến đâu? Kết luận là: Nước Nam Việt không bao giờ lan ra khỏi địa phận tỉnh Quảng Đông, một phần tỉnh Hồ Nam và Quí Châu cũng như Quảng Tây ngày nay. Ông bảo kết luận này cũng không phải mới. "Tư không Trương Hoa đời Tấn viết Bác vật chí 2 tờ 4b11-12 cũng nói: "Nước Nam Việt cùng tiếp với Sở, Ngũ lĩnh về trước đến tới Nam hải, là nước tiếp giáp biển. Đất Giao chỉ gọi là Nam duệ". Viết như thế, Giao chỉ rõ ràng không thuộc đất Nam Việt. Một khi đã kết luận như vậy, Triệu Đà dĩ nhiên không quan hệ gì đến nước ta. Phần gọi là "Triệu kỷ" trong các cuốn sử ta từ Đại Việt sử lược trở đi do thế đáng nên loại bỏ" (sách đã dẫn).

Việc dùng những tài liệu không đáng tin cậy để ghi vào sử sách nước nhà, rồi cứ đinh ninh như vậy cho đến ngày nay, từ Đại Việt sử lược trở đi, theo giáo sư Lê Mạnh Thát, là do "những người viết sử đã không bao giờ chịu nghiên cứu và cân nhắc một cách kỹ càng những sử liệu mà họ dùng". Ông cho rằng, để viết lịch sử nước ta vào những thế kỷ trước và sau công nguyên, phải dùng "những báo cáo của Sử ký và Tiền Hán thơ như những tài liệu cơ bản cho việc kiểm soát..., dù biết rằng sự kiện của mọi cuốn sử chính thống Trung Quốc từ Sử ký trở đi không nên được chúng ta tin cậy hoàn toàn" (như trường hợp về Nhâm Diên, Tích Quang nói dưới đây và nhiều trường hợp tương tự khác). Tuy nhiên, theo ông, "nó vẫn có giá trị và đáng tin gấp bội lần" so với những thứ như 4 tài liệu đã dẫn, bởi vì ngay cả tài liệu có nguồn gốc rõ ràng như Nam Việt chí, nó cũng xuất hiện sau Sử ký đến những sáu trăm năm (sách đã dẫn).

Với những sử liệu đã dẫn, vấn đề An Dương Vương đã rõ là một phiên bản Việt Nam trong bản anh hùng ca Mahãbhãrata, thế thì xử lý như thế nào về quan hệ giữa An Dương Vương với thành Cổ loa? Giáo sư Lê Mạnh Thát viết: "Để trả lời câu hỏi đó, trước hết cần có một ý niệm tổng quát về quá trình hình thành quan hệ giữa các kỳ quan tự nhiên hay nhân tạo với các nhân vật kỳ vĩ, cụ thể là chuyện con trâu vàng của Không Lộ với Hồ tây. Không Lộ là vị thiền sư mất năm 1119, thế mà lại có một kết nối việc hình thành Hồ tây trong truyền thuyết dân gian như Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh đã ghi lại. Vậy, việc kết nối An Dương Vương với thành Cổ loa trong truyền thuyết không nhất thiết là một sự thật lịch sử, dù sau Lĩnh Nam chích quái, một kết nối như thế đã được Ngô Sỹ Liên đưa vào Đại Việt sử ký toàn thư và khoác cho nó một bộ áo lịch sử chính thức". Dĩ nhiên triều đại Hùng Vương của chúng ta không thể nào không có thành quách, nên chắc chắn chúng ta có một cái thành như vậy, nhưng 4 tài liệu đã dẫn nói về An Dương Vương cũng không nói gì về tên thành Cổ loa, do đó Cổ loa chẳng qua là một tên gọi được Ngô Sỹ Liên lấy từ truyền thuyết của Lĩnh Nam chích quái để đưa vào Đại Việt sử ký toàn thư gắn vào An Dương Vương mà thôi.

Như vậy, các triều đại An Dương Vương và Triệu Đà đã được các sử gia Việt Nam từ Lê Văn Hưu đến Ngô Sỹ Liên dựng lên từ những tài liệu không đáng tin cậy, kiểm chứng tới đâu thấy sai tới đó. Nay với những sử liệu tin cậy có thể kiểm chứng được đến tận gốc mà giáo sư Lê Mạnh Thát đã chỉ ra, chúng ta có đủ cơ sở loại chúng ra khỏi lịch sử, để làm trong sạch tổ tiên bờ cõi chúng ta. Một người thì tiêu diệt vua Hùng (An Dương Vương), một người thì chiếm nước ta (Triệu Đà), khi đã có đủ chứng cứ là không đúng sự thật, thì vinh dự gì mà vẫn để tồn tại trong những trang sử của dân tộc?

Nhưng khi khẳng định nước ta là nước độc lập cho đến năm Mã Viện đánh bại cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, thì giải quyết như thế nào đối với các nhân vật như Tích Quang, Nhâm Diên được coi là các "thái thú" Trung Quốc cai trị nước ta trước đó? Hai nhân vật này được sử sách Trung Quốc cho là những người đến "khai hóa" dân tộc ta, bằng những lời lẽ vô cùng xấc xược, coi dân tộc ta là "mọi", là "cầm thú", là "sâu bọ chồn cáo" (lời trong Hậu Hán thơ). Bằng những sử liệu khó chối cãi, giáo sư Lê Mạnh Thát chứng minh Tích Quang, Nhâm Diên chưa bao giờ làm thái thú ở nước ta cả, đó chỉ là sự "hư cấu lố bịch khôi hài". Lấy thí dụ như Nhâm Diên, Hậu Hán thơ viết ông này được cử làm thái thú Cửu Chân (nước ta) vào năm Kiến vũ thứ nhất (năm 25 sau dương lịch), nhưng thời điểm đó cũng theo Hậu Hán thơ, tình hình chính trị Trung Quốc từ sông Dương Tử về phía nam cực kỳ phức tạp, các tướng mỗi nơi chiếm một phương, thiên hạ loạn lạc đến nỗi "vua tự đem quân thân chinh mà còn bị cản đường, xe ngựa không tiến lên được", thì làm sao Nhâm Diên đến được Cửu Chân để làm thái thú ? Vả lại, chứng cứ đanh thép nhất mà sử gia Lê Mạnh Thát tiếp tục dẫn ra là, sau khi Mã Viện "chém Trưng Trắc, Trưng Nhị, đưa đầu về Lạc Dương", Hậu Hán thơ viết: "Viện (Mã Viện) điều tấu Việt luật cùng Hán luật, sai hơn 10 việc, bèn cùng người Việt nói rõ để ước thúc". Như vậy rõ ràng nước ta đã có luật pháp. Bộ luật đó một chính quyền ngắn ngủi không làm nổi, nó phải là sản phẩm của một nhà nước độc lập tồn tại từ lâu đời. Nếu nói nước ta lúc đó chỉ là quận, huyện của Trung Quốc, do các thái thú của Trung Quốc sang cai trị, thì chỗ đâu để có bộ Việt luật cho Mã Viện điều tấu? Mà nếu có Việt luật, nghĩa là có một nhà nước độc lập, thì Tích Quang, Nhâm Diên "cai trị" ở đâu?

(còn tiếp)