Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Nhạc Giáng Sinh soạn cho guitar - EL NOI DE LA MARE

   Một trong những bài nhạc Giáng Sinh nổi tiếng ở Châu Âu là bài EL NOI DE LA MARE (Đứa con của mẹ). Bài này cũng là một bài hát ru ởTây Ban Nha, đặc biệt là trong cộng đồng người Catalan. Hầu hết những nghệ sĩ nổi tiếng ở Tây Ban Nha đều là người Catalan.

 

Bài này đã được Miguel Llobet, một guitarist nổi tiếng người Catalan chuyển soạn cho guitar nghe rất hay.

Nghe bài này qua tiếng guitar, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sóng biển rì rào....gợi nên hình ảnh của một bải biển hoang vắng. Bài này tuy viết ở nhịp 3/4, nhưng có lẽ nó được thể hiện qua nhịp 6/8 (một trường canh 2 phách, thay vì 3 như trong nhịp 3/4).

Qua tựa đề, chúng ta có thể hiểu, bài này được viết để thể hiện sự đong đưa của thể loại Lulaby hay Berceusse.

 

Còn đây là bài do SAINZ DE LA MAZA chuyển soạn. Bài của MAZA nghe giống như biếu tấu của bài do MIGUEL LLOBET viết.

 

 

Nghe nói, vào ngày guitarist thiên tài André Ségovia mất, người ta đã tìm thấy bài nhạc này trên giá nhạc. Có lẽ đây là bài cuối cùng mà ông đàn. Trong clip dưới đây, các bạn có thể nghe giọng nói của A. Ségovia cùng chữ ký.

 

Merry Christmas and a Happy New Year

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

Nhạc Việt Nam độc tấu theo phong cách mới - DƯƠNG KIM DŨNG

Ngòai nhạc sĩ CAM SÀNH, Dương Kim Dũng là một trong những guitarist Flamenco trẻ hiếm hoi tại Sài Gòn.

Những bài dưới đây đã được DK Dũng trình diễn tại Hà Nội ngày 21 tha`ng 10 vừa qua.

 

ƯỚC VỌNG - Bài này được DKD đàn với một cây viết chì kèm theo để thay đổi âm sắc  nghe khá lạ tai.

DIỄM XƯA

AVE MARIA (Shubert) do AZPIAZU chuyển soạn được DK Dũng đàn với kỹ thuật TREMOLO 6 ngón 

 

.

Bài EL COLOBRI (con chim ruồi) - Bài ruột của DK Dũng. Tuy nhiên lần này, Dũng đàn bài này có vẻ hơi vội vã.

FARRUCA (Pepe ROMERO)

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

Giọng SÀI GÒN

Gần đây, thanh niên Sài Gòn đã bắt chước phát âm chữ V giống như người miền Bắc. Điều này đã là mất đi đặc trưng của giọng Sài Gòn. Theo một vài nghiên cứu kể từ Bình Nguyên Lộc trở đi, thì trước đây chữ V phải phát âm là BI, thí dụ như VIỆT thì phát âm là BI-IỆT; và D phải phát âm là I~Y, thí dụ DANH thì là I-YANH mới đúng....

Mời các bạn xem bài dưới đây của HẢI PHAN nói về giọng Sài Gòn. Trong bài có nói về giọng Hà Nội. Giọng Hà Nội chánh gốc bây giờ kiếm "HƠI BỊ KHÓ".

 

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

 

     Chuyện "Cái Giọng Sài Gòn"

 

 

Image



Hải Phan Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…

    Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...

    Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

    Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…

    Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ. Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái… Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”…

    Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" nó cảm giác sao sao á, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...

     Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, Saigon, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là người Hoa, và một số người tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa, làm ăn, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ. Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…” là mượn của người Hoa, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng. Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác.

    Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và…bình dân làm sao.

      Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay... Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy.) Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà. Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi. Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

     Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!” Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng. Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi. Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn. Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền. Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này : Ông đó = ổng Bà đó = bả Anh đó = ảnh Chị đó = chỉ ... Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen. Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng... Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!". Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu. Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước.

     Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…

                                                    Hải Phan

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Âm nhạc đương đại Việt Nam

Mời các bạn thưởng thức âm nhạc đương đại Việt Nam. Hai clip này đã được phát trên VTV3 thì phải, và được gọi là âm nhạc ĐƯƠNG ĐẠI VN.
Để xem ý kiến người nghe, các bạn hãy vào youtube để coi.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Phở quát, cháo mắng....

Phở quát, cháo mắng Hà Nội

Hà Nội có những món ăn mới nghe đã nổi cả da gà như bún chửi, phở quát, cháo mắng. Đến đây, khách phải cun cút ăn, cấm xin thêm, miễn nói nhiều, không ngồi lâu, khỏi hỏi.

Bớt đi, xin thêm: Cút

Quán bún chửi nằm lọt thỏm trong khu chợ nhỏ ở phố Ngô Sỹ Liên, dưới chiếc ô thấp lè tè và vòi nước chảy rỉ rả. Tôi đang loay hoay không biết dựng xe thế nào, một giọng nữ chua như giấm réo rắt: “Ở đây không thừa chỗ để xe đâu, nếu không nhét xe vào đâu được để mà ngồi ăn thì cút ”.

Tôi và đồng nghiệp cố dựng chiếc xe, ngơ ngác chưa biết ngồi đâu, bà chủ quắc mắt: “Muốn ngồi rộng rãi lên Châu Long mà ăn, đây không có chỗ”. Ăn được non nửa bát nước xáo, chúng tôi xin thêm tô bún không, cô bồi bàn quằu quặu đi ra ngoài một lúc rồi buông lời trống không “hết”.

Cô bạn tôi xin thêm bát xì dầu, cô quay ngoắt lại quát: “Gọi lắm thế. Đã hết đâu mà xin. Ăn cho bằng hết đi rồi gọi”. Chạy bàn chưa dứt lời, bà chủ lại réo ông ổng vào trong: “Bảo hai chị xin thêm bún vừa rồi về đi, hết bún rồi, ngồi thêm năm phút tính thêm năm nghìn nữa”.

Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau vì đã kịp ăn xong đâu, thậm chí hai cốc trà đá vừa gọi ra cũng chưa kịp uống. Thế là vừa xách túi, ngậm tăm, vừa rút tiền trả vội nếu không tiếp tục bị ăn chửi.

Kể cả khách không có tiền lẻ để trả, cũng bị bà ta chửi cho té tát. Lúc này tôi mới kịp nhìn vào bàn để hàng, hai thúng bún vẫn đầy nguyên vẹn nhưng họ đuổi chúng tôi để đón mấy ông khách, thế cho nhanh.

Một món còn nổi tiếng hơn cả bún chửi là phở quát. Đến phở quát ở phố Bát Đàn tầm buổi trưa, thực khách phải xếp hàng rồng rắn. Đợi đến khi bưng được bát phở thì chân chùng gối mỏi, lọ mọ đi tìm chỗ ngồi.

Cung cách phục vụ cũng chẳng khác gì mấy quán bún chửi, cháo chửi, khách ăn cứ ăn, chửi cứ chửi, chẳng ai dám hé răng nói nửa câu. Khách nào ăn mặc điệu đà, ăn nói nhỏ nhẹ một chút thì bị chì chiết: “Khiếp điệu chảy nước”.

Còn tại phở quát phố Nguyễn Như Đổ, ông khách cạnh tôi muốn xin bát phở có ít bánh, chủ quán chừng mắt quát một thôi một hồi: “Không ăn được thì biến, ở đây không có xin thêm hay bớt”.

Cực chẳng đã tôi mới chửi

Theo thứ tự của những quán mang tiếng chửi, tôi tìm đến một quán cháo gà khá nổi tiếng trước đây ở Lý Quốc Sư. Khách vắng teo, tôi gọi mấy câu không thấy ai trả lời: Bấm chuông, không thấy ai. Một bà hàng xóm trễ kính xuống tận mũi, nhìn tôi: “Muốn ăn cháo hử. Lên khu nhà thờ ý”.

Tôi lại lên khu nhà thờ tìm quán cháo chửi. Lác đác vài khách, bà chủ quán ghếch chân lên ghế thu tiền. Hình như cô nhân viên làm ca tối chưa ngủ dậy. Chỉ có hai cô ca sáng đang nhẩn nha.

Một chị khá trẻ, được biết là con gái bà chủ, đang ngồi lọc xương, dáng vẻ hơi mệt mỏi. Tôi gọi một bát cháo ăn kèm trứng muối. Phải công nhận thịt gà ở đây ngon, không quá mềm không quá dai, ngọt mát. Chén hết bát cháo chẳng thấy ai chửi mắng gì, hơi chột dạ, tôi cố ăn nhanh để ra hỏi bà chủ quán vài câu.

Nhân lúc vắng khách, tôi lân la hỏi về tục của quán, bà chủ cười: “Cực chẳng đã tôi mới chửi chứ già rồi sức đâu mà chửi hả cô”. Cô con gái đế thêm: “Bọn chị mang tiếng lắm em ạ. Tầm 10 giờ đêm đổ về khuya, khách rất đông, đặc biệt là thanh niên.

Chúng nó kéo đến, ngồi tràn ra cả vỉa hè. Đợi lâu không thấy bưng cháo ra, chúng nó quát tháo ầm ĩ: “Này mụ già có bán không thì bảo”. Mẹ chị già từng này tuổi đầu còn bị mấy đứa trẻ con chửi là mụ nọ mụ kia, không mắng nó mới là chuyện lạ. Nhiều người không hiểu, cứ thổi phồng lên là cháo chửi”.

Không chấp nhận văn hóa chửi

Khi được hỏi vì sao bị chửi như vậy nhưng thực khách vẫn cắm cúi ăn, một số người già cho là họ thích cảnh chen lấn, chờ đợi khi đi ăn để nhớ lại thời bao cấp. Người thì bảo ăn đúng nơi mới sành điệu. Có người quái dị hơn cho rằng lâu dần thành quen, nếu thiếu những tiếng chửi đó như thức ăn thiếu muối.

Đến các quán bún chửi, cháo chửi, phở quát vào buổi trưa oi bức, nhìn cảnh mọi người chen lấn, chờ đợi mới thấu hiểu sự nhẫn nhịn của thực khách. Hầu như ai đến đây cũng thấm một câu phương châm không nghe, không thấy, không biết. Chờ đợi có được một suất ăn, cố chen lấn tìm được một chỗ ngồi nhưng không ai dám kêu ca phàn nàn.

Tôi có anh bạn, sau khi đi ăn phở quát một lần, về kêu trời kêu đất. Anh vốn là người Hà Nội gốc, rất sành ăn, được phong là bách khoa toàn thư về ẩm thực nhưng theo như lời anh nhận xét: “Anh không bao giờ đặt chân đến nơi này nữa. Không thể chấp nhận thứ văn hóa xin – cho trong khi bây giờ khách hàng là thượng đế.”

Ăn uống là thưởng thức, chứ cái kiểu ngồi ăn mà thần kinh căng thẳng như sợi dây đàn làm mất đi nét lịch sự của người Tràng An.
 
Theo Gia Đình và Xã Hội
 

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Tờ 100 Đô La mới

Tờ Giấy Bạc 100 USD Mới
Internet 2010/07/17

 

Ngày 21/04 vừa qua, đồng tiền 100 USD mới đã chính thức ra mắt công chúng tại Mỹ. Cùng nhìn lại lịch sử phát triển qua ảnh của tờ bạc 100 USD từ thời Cách mạng Mỹ đến nay.

 

 

Với mục đích ngăn chặn nạn làm giả, đồng 100 USD được thiết kế lại với nhiều chi tiết khó bắt chước hơn. Dự trù, đồng tiền này sẽ chính thức được đưa ra lưu hành từ ngày 10/02/2011.

 


Hãy nhìn lại lịch sử phát triển qua ảnh của tờ bạc 100 USD – đồng tiền có mệnh giá lớn nhất của nước Mỹ hiện lưu hành – từ thời Cách mạng Mỹ đến nay.

 

 

Trong thời kỳ Cách mạng Mỹ (thế kỷ 18), đồng Đô La Continental được phát hành để trang trải chi phí cho chiến tranh. Đồng bạc này được bảo đảm duy nhất bởi niềm tin vào chính quyền thời đó. Đồng Đô La Continental không in các hệ thống chống giả mạo, nhưng một số đồng bạc khác cùng thời do các tiểu bang của Mỹ phát hành có mang những dòng chữ cảnh cáo tội chết cho những kẻ in giả tiền.

 

 

Trong những năm đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, định chế gần với một ngân hàng trung ương nhất là « Bank of the United States ». Đầu tiên, ngân hàng này được Chính phủ Liên Bang trao quyền in tiền trong giai đoạn từ 1771-1811, tiếp đó là giai đoạn 1816-1836. Sau đó, « Bank of the United States » đã được chính quyền tiểu bang Pennsylvania trao quyền in tiền, phát hành tờ 100 USD như ở hình trên.

 

 

Trong khoảng thời gian giữa Cách mạng và Nội chiến Mỹ, tiền giấy do các nhà băng phát hành chiếm phần lớn lượng tiền giấy lưu thông ở nước này. Hệ thống tiền tệ này có xu hướng dẫn tới hiện tượng rút vốn ồ ạt tại các ngân hàng, vì các ngân hàng thường không có đủ vàng bạc để bảo đảm cho đồng tiền mà họ phát hành. Nhiều ngân hàng đã đổ vỡ, bao gồm ngân hàng Manual Labor Bank – ngân hàng phát hành tờ 100 USD này.

 

 

Trong thời Nội chiến, cả hai phe miền Bắc và miền Nam đều phát hành tiền giấy để có tiền chi cho cuộc chiến, dù tiền in ra không được bảo đảm bằng vàng hay bạc. Đây là tờ 100 USD do phe miền Bắc phát hành năm 1863.

 

 

Đây là đồng tiền 100 USD do phe miền Nam phát hành năm 1862 trong cuộc Nội chiến Mỹ. Sau khi phe miền Nam thất bại trong cuộc chiến này, đồng tiền do họ phát hành trở nên vô giá trị.

 

 

Sau Nội chiến, một số phe phái chính trị ở Mỹ chuộng vàng, trong khi một số khác lại chuộng bạc. Đồng 100 USD này được bảo đảm bằng bạc từ năm ... (?).

 

 

Được thiết lập từ thời Nội chiến, hệ thống Ngân Hàng Quốc Gia cho phép các ngân hàng được in và phát hành tiền theo thiết kế và định dạng của Chính phủ Liên Bang. Vào thời đó, đã có hơn 12000 ngân hàng cùng lúc được phát hành tiền. Tuy nhiên, vào năm 1935, hệ thống này đã bị huỷ bỏ. Đây là tờ 100 USD phát hành năm 1902 từ ngân hàng Dakota National Bank of Yankton.

 

 

Hệ thống Dự Trữ Liên Bang Mỹ đi vào hoạt động vào năm 1913 khi đạo luật Cục Dự trữ Liên Bang được thông qua. Vào năm 1914, FED phát hành đồng tiền đầu tiên, bao gồm tờ bạc 100 USD này.

 

 

Vào năm 1929, kích thước của đồng USD giảm từ 190×80 mm xuống 156×66 mm, kích thước của đồng tiền này ngày nay.

 

Dòng chữ « In God We Trust » được xử dụng lần đầu tiên trên đồng USD vào năm 1957, với tờ bạc 1 USD được bảo đảm bằng bạc. Tờ 100 USD bắt đầu mang dòng chữ này vào năm 1966.

 

 

Để tránh sự xuất hiện của những đồng bạc « siêu giả », tờ 100 USD đã được thiết kế lại vào năm 1996, với ảnh chân dung lớn hơn, cùng với hình in chìm và mực chuyển màu. Thiết kế này được duy trì cho tới lần điều chỉnh mới đây.

 

 

Tờ 100 USD với thiết kế mới được xem là một « tác phẩm » với phẩm chất cao. Đồng tiền này sẽ chính thức được đưa vào lưu hành vào ngày 10/02/2011.

 

http://www.congdongnguoiviet.fr/LinhTinh/1007ToGiay100USDh.htm

 

Tờ 100 Đô La mới

Tờ Giấy Bạc 100 USD Mới
Internet 2010/07/17

 

Ngày 21/04 vừa qua, đồng tiền 100 USD mới đã chính thức ra mắt công chúng tại Mỹ. Cùng nhìn lại lịch sử phát triển qua ảnh của tờ bạc 100 USD từ thời Cách mạng Mỹ đến nay.

 

 

Với mục đích ngăn chặn nạn làm giả, đồng 100 USD được thiết kế lại với nhiều chi tiết khó bắt chước hơn. Dự trù, đồng tiền này sẽ chính thức được đưa ra lưu hành từ ngày 10/02/2011.

 


Hãy nhìn lại lịch sử phát triển qua ảnh của tờ bạc 100 USD – đồng tiền có mệnh giá lớn nhất của nước Mỹ hiện lưu hành – từ thời Cách mạng Mỹ đến nay.

 

 

Trong thời kỳ Cách mạng Mỹ (thế kỷ 18), đồng Đô La Continental được phát hành để trang trải chi phí cho chiến tranh. Đồng bạc này được bảo đảm duy nhất bởi niềm tin vào chính quyền thời đó. Đồng Đô La Continental không in các hệ thống chống giả mạo, nhưng một số đồng bạc khác cùng thời do các tiểu bang của Mỹ phát hành có mang những dòng chữ cảnh cáo tội chết cho những kẻ in giả tiền.

 

 

Trong những năm đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, định chế gần với một ngân hàng trung ương nhất là « Bank of the United States ». Đầu tiên, ngân hàng này được Chính phủ Liên Bang trao quyền in tiền trong giai đoạn từ 1771-1811, tiếp đó là giai đoạn 1816-1836. Sau đó, « Bank of the United States » đã được chính quyền tiểu bang Pennsylvania trao quyền in tiền, phát hành tờ 100 USD như ở hình trên.

 

 

Trong khoảng thời gian giữa Cách mạng và Nội chiến Mỹ, tiền giấy do các nhà băng phát hành chiếm phần lớn lượng tiền giấy lưu thông ở nước này. Hệ thống tiền tệ này có xu hướng dẫn tới hiện tượng rút vốn ồ ạt tại các ngân hàng, vì các ngân hàng thường không có đủ vàng bạc để bảo đảm cho đồng tiền mà họ phát hành. Nhiều ngân hàng đã đổ vỡ, bao gồm ngân hàng Manual Labor Bank – ngân hàng phát hành tờ 100 USD này.

 

 

Trong thời Nội chiến, cả hai phe miền Bắc và miền Nam đều phát hành tiền giấy để có tiền chi cho cuộc chiến, dù tiền in ra không được bảo đảm bằng vàng hay bạc. Đây là tờ 100 USD do phe miền Bắc phát hành năm 1863.

 

 

Đây là đồng tiền 100 USD do phe miền Nam phát hành năm 1862 trong cuộc Nội chiến Mỹ. Sau khi phe miền Nam thất bại trong cuộc chiến này, đồng tiền do họ phát hành trở nên vô giá trị.

 

 

Sau Nội chiến, một số phe phái chính trị ở Mỹ chuộng vàng, trong khi một số khác lại chuộng bạc. Đồng 100 USD này được bảo đảm bằng bạc từ năm ... (?).

 

 

Được thiết lập từ thời Nội chiến, hệ thống Ngân Hàng Quốc Gia cho phép các ngân hàng được in và phát hành tiền theo thiết kế và định dạng của Chính phủ Liên Bang. Vào thời đó, đã có hơn 12000 ngân hàng cùng lúc được phát hành tiền. Tuy nhiên, vào năm 1935, hệ thống này đã bị huỷ bỏ. Đây là tờ 100 USD phát hành năm 1902 từ ngân hàng Dakota National Bank of Yankton.

 

 

Hệ thống Dự Trữ Liên Bang Mỹ đi vào hoạt động vào năm 1913 khi đạo luật Cục Dự trữ Liên Bang được thông qua. Vào năm 1914, FED phát hành đồng tiền đầu tiên, bao gồm tờ bạc 100 USD này.

 

 

Vào năm 1929, kích thước của đồng USD giảm từ 190×80 mm xuống 156×66 mm, kích thước của đồng tiền này ngày nay.

 

Dòng chữ « In God We Trust » được xử dụng lần đầu tiên trên đồng USD vào năm 1957, với tờ bạc 1 USD được bảo đảm bằng bạc. Tờ 100 USD bắt đầu mang dòng chữ này vào năm 1966.

 

 

Để tránh sự xuất hiện của những đồng bạc « siêu giả », tờ 100 USD đã được thiết kế lại vào năm 1996, với ảnh chân dung lớn hơn, cùng với hình in chìm và mực chuyển màu. Thiết kế này được duy trì cho tới lần điều chỉnh mới đây.

 

 

Tờ 100 USD với thiết kế mới được xem là một « tác phẩm » với phẩm chất cao. Đồng tiền này sẽ chính thức được đưa vào lưu hành vào ngày 10/02/2011.

 

http://www.congdongnguoiviet.fr/LinhTinh/1007ToGiay100USDh.htm

 

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Văn hóa....chửi và cái TỈNH TÌNH TINH

VĂN HÓA ... CHỬI

              Trong văn học Việt Nam, có bài Chửi Mất Gà nổi tiếng. Bài này hình được Chu Tử đề cập đầu tiên trong nhật báo SỐNG thì phải.

Bài này nghe đâu có rất nhiều dị bản, nào là miền Trung, rồi miền Nam...(bây giờ lục trên mạng mới thấy).

Chửi trong văn học
"Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi … bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám mới ghẹ ở, nó mới lạc ban sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ tay đánh cắp con gà mái ghẹ của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây này…

Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẫn còn. Sáng hôm nay con bà gọi nó nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia, mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh rút ruột ra... ".

(Đoạn chửi của bà già mất gà, trích Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan)

Nhưng không biết ai đã nghĩ ra từ VĂN HÓA CHỬI vậy không biết. Ở ngoài Hà Nội nổi tiếng có quán phở Quát, hay cháo Quát gì đó...Còn quán miến gà gần trường Tabert (bây giờ là trường Trần Đại Nghĩa) thì có hỗn danh là MIẾN CHỬI. Lâu quá không ghé nên không biết nghĩa là gì?

 

Dưới đây là ý kiến của một nhà văn (sau 75) cho rằng VN chưa có văn hóa...chửi.

Nguyễn Quang Lập (nhà văn)
"Tôi thấy ở xứ mình vẫn chưa có văn hóa chửi thật sự. Chửi ở đây là chửi một cách văn minh, không phải là dùng những từ ngữ thô tục, kém văn hóa để chứi bới nhau, mà là sử dụng lý lẽ sắc bén để nói lên sự thật. Điều này thì cũng tồn tại ở nước ta lâu rồi, các cụ nhà văn nhà thơ nổi tiếng ngày xưa như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ… chửi những người tham ô tham nhũng qua chính ngòi bút của mình rất hay đó chứ. Tôi nhớ ngày bé được nghe các bà ngoài hàng chợ Bắc chửi cũng rất thích, vì họ chửi nghe đúng, sâu và sắc bén lắm. Các nhà văn của ta bây giờ cũng chưa lưu tâm đến chuyện này, thường thì bất bình chuyện gì thì lên tiếng chửi vậy thôi, tùy hứng, dẫn đến người bị chửi cũng không thấy thuyết phục...".

Nói gì thì nói, chửi theo kiểu “ta” là phải có vần có điệu, lên bổng xuống trầm. Các cụ ta khi nói tới những vấn đề “tế nhị” thường dùng những ẫn dụ rất bóng bẩy. Lúc đọc thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, tới một cụm 3 từ, nguời thì đọc tỉ tì ti (vì cho chắc là nháy tiếng đàn) người thì cho là “tình tính tang”. Nhưng cuối cùng mới biết đó là “tỉnh tình tinh”. Đố các bạn biết TỈNH TÌNH TINH là cái gì.

 

         Bài thơ đưa cho người băng nhân
Tri âm xin tỏ mấy tri âm
Một tỉnh tình tinh suýt nữa nhầm
Lấp loáng hạt trai ngờ hổ phách
Mơ màng núc nác ngỡ vàng tâm
Bắn tin bướm nhạn hoa còn đỏ
Nghe nói vườn xuân sắc đã thâm
Nhắn nhủ bà hàng đừng dóng ghế
Bầu non kia đã phải ong châm

NGUYỄN KHUYẾN

Thì ra TỈNH TÌNH TINH là CÁI-MÀ-AI-CŨNG-BIẾT-MÀ-KHÔNG-AI-DÁM-NÓI....(ha ha)

Ca dao miền Bắc có câu “....Em dòn cái tỉnh tình tinh cũng dòn...” nghe rất thanh nhưng ý thì rất tục.

Tuy nhiên chửi như bà trong clip này, thì ....không có văn hóa.....chửi.

Bà thần này nói giọng NAM nhưng lại dùng từ không phải của miền Nam để mà xỉa xói, mắng mỏ người ta....

 

 

 

Một đoạn phim vừa được tung lên YouTube đang gây xôn xao cộng đồng mạng: một nhóm quay phim người nước ngoài quay một quán ăn ở Việt Nam có nuôi nhốt gấu thì bị bà chủ quán lao ra, rút dép quật túi bụi và mắng chửi ầm ĩ với lời lẽ hết sức thô tục.

Nhóm quay phim đó là những người cứu hộ động vật hoang dã. Đoạn phim chỉ 40 giây nhưng để lại trong người xem những cảm xúc ngổn ngang và trên hết là sự xấu hổ. Đoạn phim sau đó được bình luận trên một đài truyền hình nước ngoài. Và chắc chắn người xem trên toàn thế giới có thể biết câu chuyện diễn ra ở Việt Nam, về cách hành xử kém văn hóa, không chỉ với những người cứu hộ mà với cả các loài động vật hoang dã.

(NGUỒN: vietland)

 

 

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Vắng như chùa Bà Đanh

Dưới đây là thông tin nhận được từ một người bạn. Xin chia xẻ cùng các bạn

Chùa Bà Đanh là một danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xa xưa vẫn gắn liền với câu thành ngữ nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”. Trên đường tìm đến ngôi chùa này, tôi cứ ngẫm nghĩ và tò mò mãi, không biết chùa Bà Đanh vắng vẻ, hiu quạnh thế nào mà dân gian lại lưu truyền như vậy?

“Vắng như chùa Bà Đanh”
 
Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi cầu Quế khoảng hơn 1km, chúng tôi thấy chùa Bà Đanh thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy trôi chảy hiền hòa. Bến nước của chùa Bà Đanh nằm thoai thoải bên bờ sông, các bậc đá màu xám ngà ngà nổi bật giữa màu xanh của cây cỏ và dòng nước phẳng lặng như gương.  
Chùa Bà Đanh hiện ra thấp thoáng sau những bóng cây
 
Con đường nhỏ dẫn vào chùa Bà Đanh rợp bóng nhãn, vải
Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, chúng tôi bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”.
 
Chùa Bà Đanh thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Từ núi Ngọc và từ chân đê, đi qua những đoạn đường nhỏ vắng lặng rợp bóng vải thiều, nhãn..., du khách sẽ thấy tam quan chùa Bà Đanh hướng về phía con sông Đáy thơ mộng.
 
Khoảng sân rộng được lát đá trồng nhiều loại cây như đa, hoàng lan, sứ… Những cây bưởi trĩu quả vỏ vàng tươi tắn, những cây táo ta sai quả gợi nên hình ảnh một cuộc sống thanh đạm mà trù phú. Đặc biệt, ngôi chùa trồng một cây đào tiên tán thấp có quả to, tròn và dẹt dẹt như bưởi nhưng vỏ nhẵn thín màu xanh bóng, chi chít đầy cành. 
Tam quan ngôi chùa
 
Một góc sân chùa u tịch
 
Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…
 
Ngay gần đó là một bến nước lớn uy nghiêm nhưng vắng vẻ, trên các bậc lên xuống của bến nước, lá đa rụng đầy gợi không khí u tịch. Đứng trên bến nước, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, cái lặng yên nhắc cho trái tim mẫn cảm nhớ đến câu thơ của Trần Đăng Khoa: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
 
Ngôi chùa của những truyền thuyết dân gian
 
Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân - mẹ Mây, Pháp Vũ - mẹ mưa, Pháp Lôi - mẹ Sấm, Pháp Điện - mẹ Chớp).
 
Lịch sử xây chùa Bà Đanh gắn liền với nhiều truyền thuyết lạ kỳ như tích về mẹ Phật Man Nương – được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp – vốn lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 
 
Một toà nhà trong tổng thể kiến trúc chùa Bà Đanh
 
Đến chùa Bà Đanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo
 
Bến nước chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hoà lá đa rụng đầy
 
Con rồng đá nơi Tam quan
Tượng Bà Chúa Đanh được thờ trong chùa tương truyền là một người con gái được các Thần phái về để trông coi vùng này. Từ khi nhân dân trong vùng xây xong chùa thì sản xuất thuận lợi, không còn thiên tai mất mùa, đời sống trở nên đầm ấm, trù phú. Do đó, trong tâm thức dân gian Bà Chúa Đanh chính là vị thần mùa màng, phù hộ cho nông nghiệp.
 
Nhiều người kể rằng do chùa Bà Đanh quá linh thiêng nên khách thập phương cũng ít dám ghé qua vì sợ nếu thất lễ sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chùa ở xa khu dân cư, cách trở núi sông, giao thông không thuận tiện nên ít người lui tới. Dù giải thích thế nào thì dường như nguồn gốc câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” vẫn là một bí ẩn!


Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2010

EMPIRE OF THE SUN






Đây là một trường đoạn rất hay trong phim.Bài SUO GÂN là một bài hát ru của xứ Welsh. Bài được rất nhiều người và ban hợp xướng hát.Xin xem thêm ở đây.http://en.wikipedia.org/wiki/Empire_of_the_Sun_(film)

EMPIRE OF THE SUN



Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Nói bằng cát SAND ANIMATION

Trong chương trình UKRAINE'S GOT TALENT, nữ nghệ sĩ trẻ tuổi Kseniya Simonova đã dùng cát để kể lại nổi thống khổ của dân chúng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Bài diễn này đã gây xúc động cho khán giả đang theo dõi chương trình.

Chúng ta phải khâm phục sự sáng tạo của nữ nghệ sĩ này. Quả thật ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ (có một không hai).

 

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

RECUERDOS DE LA ALHAMBRA

Bài RECUERDOS DE LA ALHAMBRA được các danh thủ đàn khá nhanh. Tuy nhiên cũng có những người thích đàn chậm để có thể diễn cảm sâu lắng hơn.

Bài dưới do NANA MOUSKOURI hát với toàn cảnh là phế tích nổi tiếng này.