Bản tin này, được báo chí Nam Hàn trích đăng khắp nơi, và nội dung được lược dịch dưới đây, lấy từ trang báo Joong Ang Daily của Hàn Quốc, có thể tham khảo thêm bản tiếng Anh ở địa chỉ : http://joongangdail y.joins.com/ article/view. asp?aid=2907263
Câu chuyện hết sức thầm lặng, kể về thuyền trưởng Cha Sang-Geun, 54 tuổi, chỉ huy tàu có mã số STX ACE 7. Con người giàu lòng nhân hậu này đã tìm cách cứu sống 15 thủy thủ Việt Nam đang gặp nạn trên biển Đông, tức vùng biển thuộc quyến kiểm soát bằng vũ lực của chính quyền Trung Quốc.
Câu chuyện được tóm tắt là vào tháng Giêng năm nay, ông Cha Sang-Geun khi cùng thủy thủ đoàn 21 người của mình đang băng qua vùng biển đầy tủi nhục này của ngư dân Việt Nam, đã nhận được tín hiệu SOS từ một chiếc thuyền Việt Nam đang bị chìm, lúc đó thời tiết đang trở nên hết sức khắc nghiệt.
Vượt qua thời tiết gió bão hiểm nguy, mà bản tin cũng không nói tới đến việc phải vượt qua các tàu tuần thám của Trung Quốc như thế nào, ông Cha Sang-Geun đã cứu sống 15 ngư dân Việt Nam . Cuộc cứu nguy này đã được mô tả là hết sức tuyệt vọng và đầy dũng cảm mà những con người không nói được ngôn ngữ của nhau, vẫn liều chết cứu vớt lẫn nhau trong niềm cảm động khó tả.
Ông Cha Sang-Geun khi được phỏng vấn về điều này, trả lời một cách vui vẻ và đơn giản rằng “tôi hành động như bổn phận của mình”
Ông Cha Sang-Geun tốt nghiệp Học viện hàng hải Hàn Quốc, tại Busan từ năm 1978 và sống trọn đời mình trên biển, từ vị trí một thủy thủ và được đề bạt thành thuyền trưởng năm 1988.
Để ghi nhận đức độ và lòng dũng cảm của ông, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime Organization) đã trao giải Tuyệt Hải Đảm (Award for Exceptional Bravery at Sea), giải thưởng cao quý nhất cho những người đi biển cho hành động tuyệt vời của ông Cha Sang-Geun. Đây là lần đầu tiên, người Hàn Quốc nhận được giải thưởng này, vốn sẽ được tổ chức long trọng tại Luân Đôn, Anh Quốc vào tháng 9 này.
Ông Cha Sang-Geun sẽ cùng 16 người khác trên toàn thế giới được chọn trao giải thưởng này, ngoài ông Cha, sẽ có một người Hàn Quốc khác nhận giải, đó là ông Kin Shin-Ho, 51 tuổi. Ông Kim cũng nhận giải vì đã cứu sống 4 thủy thủ Indonesia ngoài xa khơi Hong Kong
Đọc bản tin này, nghĩ ngợi nhiều về Trung Quốc, với cái gọi là tình anh em thối nát, chiếm đảo, giết ngư dân, lấn biển, đẩy những ngư dân miền biển Việt Nam vào cảnh khốn cùng, chợt thấy đến một lúc nào đó, cũng nên trao cho họ một giải thưởng gì đó, để vinh danh cho sự xảo trá của một chính sách nước lớn tham tàn.
Tưởng tượng đến cảnh 15 thủy thủ Việt Nam leo lên tàu Hàn Quốc, được cho ăn, cứu sống và trả về nước không tốn một chi phí nào, lại chợt nghĩ đến hình ảnh người ngư dân Việt Nam bị tàu tuần thám Trung Quốc lăm lăm súng uy hiếp, đòi tiền chuộc như một loại hải tặc (http://www.youtube. com/watch? v=P9kPsRhG37U). Cái vái lạy của người ngư dân tội nghiệp đó, không khác gì cái vái lạy tiễn đưa một nền văn minh Trung Quốc vĩ đại đang chết trong bàn tay lãnh đạo của chính quyền Cộng sản Trung Quốc.
Chắc rồi sẽ có một giải thưởng cho họ, không phải chỉ có nhân dân Việt Nam, mà còn nhiều dân tộc khác như Tây Tạng, Uyghur, Lào… cùng nhau trao tặng để ghi nhớ đời đời trong lịch sử các dân tộc về thứ chính quyền điên cuồng này.
Xin cám ơn NS Tuấn Khanh về bài này.
http://nhacsituankhanh.multiply.com/photos/hi-res/
July 11, 2009 | ||||
While navigating through extremely rough weather, Cha received an SOS message from a nearby Vietnamese ship that was sinking. Despite the harrowing conditions, Cha and 21 other sailors under him risked their lives to save the Vietnamese seamen. The grueling effort took 12 hours, but Cha and his crew were able to rescue all 15 sailors. “There certainly was a risk of losing our lives, but it was worth it,” Cha said yesterday in a telephone interview from an Ulsan port, recalling the incident. “Anybody could find themselves in such peril. It just as easily could have been us, and it would be very sad if nobody was willing to come save us.” Cha and 16 other people from across the globe were selected last week to receive this year’s International Maritime Organization Award for Exceptional Bravery at Sea. The annual award is given to individuals or groups who risk their lives in an attempt to save others at sea or try to prevent or mitigate damage to the marine environment. Another Korean, Kim Shin-ho, was also selected to receive the honor. This marks the first time that Koreans have received the award. The award ceremony will be held in September in London. According to the Ministry of Land, Transport and Maritime Affairs, Cha took good care of the rescued Vietnamese sailors en route to Singapore. In gratitude, the Vietnamese government nominated Cha for the award. “We just did what we had to do, but I still feel honored to get the award,” Cha, 54, said, stressing that the rescue was a group effort. Since graduating in 1978 from a sailing school affiliated with Korean Maritime University in Busan, Cha has spent his life at sea. He started as a mate and was promoted to captain in 1988. Kim, captain of the KMTC Port Kelang, a ship belonging to the Marine Transport Company, was nominated for rescuing four Indonesian sailors in the sea off Hong Kong. Kim, 51, could not be reached for comment yesterday, as he was sailing to China. By Moon Gwang-lip [joe@joongang.co.kr] |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét