Thứ Hai, 31 tháng 12, 2007

Văn hóa CHỬI

Trời, TẾT tây rồi nghen bà con.

Nghĩ ở nhà thiệt GẦU THÚI GUỘT lận à. Lòng vòng mấy cái a BỜ LÓC (nói như CON CÁ LÓC mới trúng nghen CẬU HAI- Thôi,con nhỏ mầy đừng bày đặt tiếng Tây tiếng u, tao nói sao thì kệ cha nội tao, HỖN, ờ pha cho tao ly cà phe, LẠI NÓI NỮA, THÌ CÀ PHÊ CHỚ HỎNG PHẢI CÀ PHE, bỏ sữa chớ đừng bỏ đường nghe mậy). E hèm, đương nói con HMai nó xen vô mất hứng, cái nghề chửi rủa, hình như dân mình là vô địch à nghen (nói lén nó chớ nó đi rồi). Thấy cái này hay hay, cuối năm PỐT SỜ TƠ (Trời đất, mày còn đứng đó hả, tao nói trúng hay trật vậy mậy, Ờ, mấy khi mà mày khen tao) cho cô bác mình đọc chơi đở buồn. Bài này chắc viết lại theo bài VĂN TẾ MẤT GÀ. Hôm nào đăng cho bà con mình học hỏi nghen.

MÔN THỂ THAO TRÍ TUỆ Tiên sư đứa nào bắt mất con gà nhà bà, gà ở nhà bà con công con phượng, gà về nhà mày thành con ó con hâu. Bà … bà…bà… U cho con xin chén trà để con chửi tiếp….. bà chửi theo kiểu toán học cho mà nghe nhá…Bố mày là A, mẹ mày là B, bà cho vào ngoặc bà khai căn cả họ nhà mày… Bà rủa mày ăn miếng rau mày ói ra miếng thịt, mày tắm trong ao mày chết chìm trong chậu…

Bà khai căn cả họ nhà mày, xong rồi bà tích phân n bậc, bà bắt cả hang, cả hốc, ông cụ ông nội, cả tổ tiên nhà mày ra mà đạo hàm n lần. Ái chà chà…mày tưởng à. Mày tưởng nuốt được con gà nhà bà là mày có thể yên ổn mà chơi trò “cộng trừ âm dương” trên giường với nhau à…..Bà là trị cho tuyệt đối hết cả họ chín đời nhà mày, cho chúng mày biết thế nào là vô nghiệm, cho chúng mày không sinh, không đẻ, không duy trì được nòi giống nữa thì thôi…Bà sẽ nguyền rủa cho chúng mày đời đời chìm đắm trong âm vô cùng, sẽ gặp tai ương đến dương vô cùng, cho chúng mày chết rục trong địa ngục, cho chúng mày trượt đến maximum của sự vô hạn tối tăm… À, mày chơi toán học với bà à…U cho con xin thêm chén nước ạ ..Thằng khốn ấy nó là tiến sĩ toán lý, không chửi bằng toán học thì không xong với nó u a…….Vâng vâng, u rót cho con đầy đầy vào, nữa đi…để con lấy hơi chửi tiếp, con sẽ chửi từ số học lên tích phân, xuống đại số rồi sang hình học cho u xem… Tiên sư nhà mày, mày tưởng ngày nào mày cũng rình mò tiệm cận hàng rào nhà bà là bà không biết đấy phỏng? Bà là bà giả thiết mày ăn cắp hơn hai chục con gà nhà bà,…mày về mày vỗ béo để nhồi đường cong cho con vợ mày, à à, mày vẽ nữa đi, mày tô nữa đi. Mày tô, mày vẽ, mày nhồi cho đến khi đường cong con vợ mày nó nứt toát, nó gẫy khúc ra, chọc xiên chọc xẹo đi, rồi đi lên đi xuống nữa vào, rồi có ngày con vợ mày sẽ hạ vuông góc một mạch thẳng xuống nóc tủ….thôi con ạ ……..ái chà chà…mày tưởng mày dùng cả Topo học mày vẽ thòng lọng mày bắt gà nhà bà mà được à. Nãy giờ bà chửi mày thanh thoát như thế thì mày bảo bà giỏi văn giỏi toán nhá. Bà mà bắt được mày bà oánh cho một trận thì mày lại khen bà là văn võ song toàn cho mà xem. Thôi hôm nay bà gào thế là mệt rồi , bà nghỉ, ngày mai bà chửi tiếp khi nào rảnh bà phởn bà rủa tiếp cho mà nghe.

(CườngDog sưu tầm)

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2007

La Alhambra

RECUERDOS DE LA ALHAMBRA

Bài trên do Pepe ROMERO đàn.

Cách diễn cảm bài này của Pepe là trên cả tuyệt vời. Tuy tốc độ có chậm hơn YEPES nhưng phần tremolo rất đạt, và chúng ta có cảm giác bè trầm và bè tremolo là hai phần riêng biệt.

Về kỹ thuật TRÉMOLO

LA ALHAMBRAلحمراء

Không thấy nơi nầy là khó mà cảm được bài HỒI ỨC VỀ LA ALHAMBRA. Alhambra, tiếng Ả Rập có nghĩa là THÀNH ĐỎ, xưa kia là một tòa thành và là nơi nghĩ mát của các vì vương giả Ả Rập ở vùng GRANADA.

Có lẽ TARREGA đã sáng tác bài này qua hồi ức về tòa thành nổi tiếng này.

Bài này là một bài kinh điển về TREMOLO của TARREGA. Theo tôi, tremolo là một kỷ thuật đặc thù của guitar mà không một nhạc khí nào sánh được. Trong bài này, TARREGA đã bắt phải diễn tả bằng cách ép tiếng đàn khi lớn khi nhỏ trong mỗi câu.

Trong bài trên do NARSISCO YEPES đàn, ông đã sử lý khá kỹ, tuy có hơi nhanh. Những người khác đàn không rõ. Trong video trên, YEPES đã dùng cây guitar 12 dây do ông nghĩ ra.

Xin xem thêm chi tiết về Alhamra tại đây:

en.wikipedia.org/wiki/Alhambra

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2007

Ải NAM QUAN

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

Sáng tác: Nguyễn Đức Quang
Trình bày: Ban Ngàn Khơi


Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng

Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian

Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
Từng ngày qua
Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam
Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng

Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên

http://community.vietfun.com/showthread.php?t=318435

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2007

Protecting star

 On Christmas, everyone enjoys with the family, cherishes new hope...Not only the Christian, almost everyone looks for their protecting star. Yes, the Saigonaires have a special protecting star.

Along Dong khoi, Nguyen Hue, Le Loi, we see light everywhere (QUOTE frome "THE ABYSS"). Everything is for the BELLY OF THE RICHES, AND THE EYES OF THE POOR. So, everyone is happy.

Let's take a look at my newly posted pictures

Especially for my dear VAN and TAI, LIEN Ohta

Photo Album 2007-12-27




Christmas in SAIGON. The pictures were taken along DONG KHOI (Old name TU DO) and NGUYEN HUE streets.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2007

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2007

I'll be home for Christmas

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

I'll be home for Christmas

Tặng tất cả các bạn, bài hát về Giáng Sinh mà tôi cho là hay và ý nghĩa nhất cùng với bài White Christmas.

Bài White Christmas thì có dính liú tới cuộc chiến tại VN.

Bạn nào đã trải qua muà tuyết rơi vào tháng 12 sẽ thất được tình cảm lúc đó.

MERRY CHRISTMAS

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007

Xmas is here

This picture was taken on the way to Binh Duong to visit a friend of mine.

How was Christmas there?

On the way to Binh Duong, we stopped at BUNG, a small town next to LAI THIEU (30km north of saigon) for BANH BEO BI, a famous dish at BUNG.

Take care

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2007

HÁT RU BẮC BỘ

Hát Ru Bắc Bộ 1
Sáng tác: Chưa rõ - Thể hiện: Chưa rõ

Đồng Đăng có phố KỲ LỪA

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh,

Ai lên xứ Lạng cùng anh,

Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Thank you all, my young friends.

We did it in 1974 face to face. The re-capture plan was postponed due to the situation at that time.

I did a research for my briefings on our sovereignity of the archipelago.

Those islands, at least the west side islands are ours.

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2007

恥ずかしい

Chời ơi, mắc cở wá.

Sao ai cũng kêu mình bằng THẦY hết giợ..

THẦY CHÙA, THẦY PHÁP, THẦY BÓI...THẦY THÔNG THẦY KÝ, THẦY....(ÔNG THẦY đó...)

Tức cảnh thì sinh tình. Nhưng mình e rằng không có tài thơ phú như SÙ TÍN hay AKIRA, bèn...

Hỏi thăm quê quán ở nơi mô ?
Không học mà sao cũng gọi "đồ" ?
Ý hẳn người yêu mà gọi thế,
Hay là mẹ đẻ đặt tên cho ?
Áo quần đinh đáo trông ra "cậu".
Ăn nói nhề nhàng khác giọng ngô.

Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt,
Mũi nó gồ gồ, trán nó giô.

Bài thơ này hỏng phải của tui à nghen

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2007

"Hỏi" Thơ CHRISTA REINIG

Thượng đế tạo ra mặt trời

Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
- Gió luôn ở bên em.

Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
- Mặt trời luôn ở bên em.

Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế nào?
- Các vì sao luôn ở bên em.

Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
- Con người im lặng không ai trả lời tôi.

Bài này được dịch trước 1975, do ai dịch không biết

Bài thơ này còn có một bản dịch khác, của Quang Chiến, in trên tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam số 6–2002:


Thượng đế đã làm ra mặt trời

Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em.

Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em.

Tôi gọi các vì sao,
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em.

Tôi gọi con người,
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi - im lặng
Không ai trả lời tôi.

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2007

Một bài ARIA tuyệt vời

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Gởi các bạn một bản ARIA tuyệt vời. Bài này của Patrick CASSIDY viết dựa theo cảm hứng trong một tác phẩm của DANTE Trong bài này tác giả đã sử dụng thủ pháp đặc trưng của Đối âm (contrepoint), trong đó các bè đối chọi nhau, hay lập lại ở một quảng khác để thể hiện sự đối đáp. Dưới đây là lời bằng tiếng Ý và Anh

ITALIAN/LATIN Chorus: E pensando di lei

Mi sopragiunse uno soave sonno Ego dominus tuus Vide cor tuum E d'esto core ardendo Cor tuum

(Chorus: Lei paventosa)

Umilmente pascea. Appreso gir lo ne vedea piangendo. La letizia si convertia In amarissimo pianto Io sono in pace Cor meum Io sono in pace Vide cor meum

ENGLISH

Chorus: And thinking of her Sweet sleep overcame me I am your master See your heart And of this burning heart Your heart

(Chorus: She trembling) Obediently eats. Weeping, I saw him then depart from me. Joy is converted To bitterest tears I am in peace My heart I am in peace See my heart

Bài này tôi nghe được trong phim HANNIBAL LECTER

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2007

XIN ĐỪNG ĐỌC, KẺO MẤT NGỦ

QUÀ TẶNG AKIRA,

Akira vừa vào blog mà mình chẳng có gì để tặng làm quà, thôi đành tặng một bài văn mẫu do một người bạn gời cho xem.

Kiều phải sống!

Trong kỳ kiểm tra kiến thức văn học cuối năm ở một trường , đề bài là: "Bằng kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế , em hãy phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều và liên hệ với hoàn cảnh hiện đại".

Dưới đây là một trong những bài đã nhận được:

"Nguyễn Du là một đại văn hào của đất nước , và tác phẩm Kiều là một kiệt tác bất hủ của văn học Việt Nam đã liên tục nhiều thế kỷ lọt vào top ten những tiểu thuyết được yêu thích nhất trong tuần của MTV. Chỉ tính riêng trong tháng mười một , nhân vật Kiều cũng như Sở Khanh đã được lên trang bìa và trang giữa của nhiều báo với số lượng hơn hẳn các diễn viên Hàn Quốc trong phim Anh em nhà bác sỹ. Hằng ngày hiện nay Kim Trong , Mã Giám Sinh , Từ Hải và Thúy Vân... đều dành hết thời gian trả lời thư ái mộ của bạn đọc mà cũng không đủ. Riêng các áo in hình Vương ông và Hoạn thư trong dịp Noel vừa qua đã bán được với số lượng kỷ lục với giá rat nhieu dollars , có khuyến mãi cho người mua số lượng lớn.

Bản thân em rất quý mến Kiều vì cô ấy dễ thương , sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn , cuộc sống gặp nhiều éo le , trắc trở , nhưng Kiều vẫn phấn đấu vươn lên. Chỉ tiếc khi Kiều bán mình chuộc cha không chịu coi kỹ giá cả , đúng vào lúc thị trường nhiều biến động nên bị lừa đảo , tư thương ép giá quá trờị.

Riêng về vấn đề Kiều nhảy xuống sông tìm đường tự vẫn thì đó là một hành động nông nổi , thiếu suy nghĩ và cũng chứng tỏ thời kỳ này còn lạc hậu về kỹ thuật , không có nhiều phương án để chọn như chọn số điện thoại di động trong đợt giảm giá vừa quạ. Với kinh nghiệm thực tế của em , vào lúc này nếu có xảy ra chuyện gì thì Kiều vẫn phải sống bởi các lý do chủ quan và khách quan như sau:

1- Nhảy xuống sông thì hiện nay nước ngập , lòng đường hoặc vỉa hè sau cơn mưa cũng có thể thành sông , nhưng độ sâu rất thất thường , Kiều mà không biết chỗ (mà làm gì có ai biết) nhày bừa vào chỗ cạn thì có thể sứt trán hoặc trầy đầu gối chứ chết đuối là rất khó khăn.

2- Tất nhiên là Kiều có thể nhảy lầụ Nhưng hiện nay dưới các lầu đều có dây điện thoại hoặc dây phơi quần áo chằng chịt. Kiều gieo mình xuống mắc vào những sợi dây này sẽ bị phơi nắng , dẫn tới việc phải mua kem dưỡng da chứ không thể chết được. Đã có trường hợp nhảy lầu mười ngày sau mới tới đất.

3- Sau đó Kiều có thể chọn cách lao vào ô tô đang chạỵ Cách này có lợi là có thể bẹp dí như bánh tráng trong thời hạn rất nhanh , không sợ bị cứu chữa ngoài ý muốn , và hình như Kiều đã áp dụng thí điểm ở 1 số ngã tư. Nhưng ôi chao , Kiều cứ thử chỗ nào thì chỗ ấy lại kẹt xe cả ngày trờị

4- Có cách tự vẫn hiện đại nhất là cho điện giật , nhưng Kiều bị lừa đảo đúng vào mùa khô , mực nước cách đều cạn kiệt ngoài dự đoán của Sở Điện lực nên Kiều cứ dùng dây điện châm vào người mấy lần mà điện vẫn bị cúp hoặc tệ hơn nữa , điện yếu khiến Kiều bị giật tê tê chứ toàn thân vẫn nguyên vẹn "rõ ràng trong ngọc trắng ngà".

5- Cuối cùng , Kiều sẽ áp dụng phương pháp phổ biến và rẻ tiền nhất là uống thuốc trừ sâụ Nhưng số Kiều quả là lận đận , nàng đã cẩn thận uống đến mười chai mà vẫn phây phây tăng trọng luong. Về sau mới biết đó là loại thuốc trừ sâu dởm pha bằng nước đường.

Kết luận là trong bất kỳ hoàn cảnh nào em thấy Kiều cũng cần phải sống. Sống để nhìn thẳng vào sự thật , để lạc quan yêu đời và để xem cho hết các bộ phim nhiều tập rất hay đang được chiếu trên tivị. Kiều cũng cần bắt chước Củng Lợi , phải sống , phải sống và phải sống!"

Không biết ông bạn này lượm ở đâu ra.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2007

Hindu song

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Các bạn nghe thử bài HINDU SONG của RIMSKY KORSAKOV, tác giả của tác phẩm NGÀN LẼ MỘT ĐÊM. Đây là một trong những giai điệu tôi rất thích.

Tôi đã "khám phá" ra RIMSKY KORSAKOV, rồi BORODIN trong thời gian ở LOWRY (Denver). Hằng tối, tôi hay nghe và thu băng các bài nhạc cổ điển ở đài phát thanh địa phương. Bài đầu tiên của KORSAKOV mà tôi cảm và hiểu được là bài NGÀN LẼ MỘT ĐÊM (SHEHEREZADE), một bài nữa là bài ON THE STEPPES OF CENTRAL ASIA mà mãi gần 15 năm sau tôi mới tìm mua được ở TOKYO. Dưới đây là một bài khác, CAPRICIO ESPANOL (Ngẫu hứng Tây Ban Nha, đoản khúc đầu tiên có tên là ALBORADA (Buổi sáng). Đoản khúc thứ ba thứ tư gì đó mô tả khung cảnh giếng phun và tiếng Guitar. Hùng tráng mà cũng rất trữ tình.

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Mỗi khi nghe các bài này, tôi lại nhớ tới LOWRY, nhớ cây sồi ở trước BOQ đổi màu từ ngày một vào mùa thu, đàng xa là dải Rocky Mountain tuyết phủ trắng xóa, và nhất là mùi thông Cedar ngào ngạt.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2007

SAKURA - Gift to a new friend

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA

Mời các bạn nghe bản nhạc này. Lời phía dưới. Gởi người bạn mới và tất cả các bạn.

僕らはきっと待ってる 君とまた会える日々を
さくら並木の道の上で 手を振り叫ぶよ
どんなに苦しい時も 君は笑っているから
挫けそうになりかけても 頑張れる気がしたよ

霞みゆく景色の中に あの日の唄が聴こえる

さくら さくら 今、咲き誇る
刹那に散りゆく運命と知って
さらば友よ 旅立ちの刻 変わらないその想いを 今

今なら言えるだろうか 偽りのない言葉
輝ける君の未来を願う 本当の言葉

移りゆく街はまるで 僕らを急かすように

さくら さくら ただ舞い落ちる
いつか生まれ変わる瞬間を信じ
泣くな友よ 今惜別の時 飾らないあの笑顔で さあ

さくら さくら いざ舞い上がれ
永遠にさんざめく光を浴びて
さらば友よ またこの場所で会おう さくら舞い散る道の上で

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2007

ALSO SPRACH ZARATHUSTRA

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA
Đây là nhạc đề mở đầu của tác phẩm ALSO SPRACH ZARATHUSTRA (Zarathustra đã nói như thế) của J.Strauss, được dùng cho phim ODYSSEY 2001 theo tác phẩm của A.CLARKE viết chung với Stanley KUBRICK. Bạn hãy nghe với hình ảnh mặt trời đang lên, mới thấy hết vẻ hoành tráng của tác phẩm này.

Rendezvous with RAMA

Rendezvous with Rama Hội ngộ với RAMA

Rendezvous with Rama is a novel by Arthur C. Clarke first published in 1972. Set in the 22nd century, the story involves a thirty-mile-long cylindrical alien starship that passes through Earth's solar system. The story is told from the point of view of a group of human explorers, who intercept the ship in an attempt to unlock its mysteries.

Rescue Party (1946), the first published story of Clarke, also has a cylindrical alien spaceship with kilometer scale dimensions. Rendezvous could be an elaboration of that ship. Another of Clarke's short stories, Jupiter Five (1953), is very similar to this novel in style, as well as content.

This novel won both the Hugo and Nebula awards upon its release, and is widely regarded as one of the cornerstones in Clarke's bibliography. It is considered a science fiction classic, and is particularly seen as a key hard science fiction text.

http://en.wikipedia.org/wiki/Rendezvous_with_Rama

CLARKE'S LAWS *

1: "When a distinguished but elderly scientist states
that something is possible, he is almost certainly right.
When he states that something is impossible, he is very probably wrong."

2: "The only way to discover the limits of the
possible is to venture beyond them into the impossible."

3: "Any significantly advanced technology is
indistinguishable from magic."

4: "For every expert there is an equal and opposite expert"

http://www.geocities.com/jcsherwood/ACClinks2.htm

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2007

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2007

What a wonderful world

WHAT A WONDERFUL WORLD

 (George Weiss / Bob Thiele)
 
 I see trees of green, red roses too
 I see them bloom for me and you
 And I think to myself, what a wonderful world
 
 I see skies of blue and clouds of white
 The bright blessed day, the dark sacred night
 And I think to myself, what a wonderful world
 
 The colours of the rainbow, so pretty in the sky
 Are also on the faces of people going by
 I see friends shakin' hands, sayin' "How do you do?"
 They're really saying "I love you"
 
 I hear babies cryin', I watch them grow
 They'll learn much more than I'll ever know
 And I think to myself, what a wonderful world
 Yes, I think to myself, what a wonderful world
 
 Oh yeah

Lời của những bản nhạc hay, sâu lắng, thường rất mộc mạc.

Khi xem phim MEET JOE BLACK (Bratt Pit, Antony Hopkins, Claire Forlani), mới thấm thía ý nghĩa bài này. Thảo nào, bài này chỉ do những lão danh ca như Louis Amstrong, Ray Charles hát mà thôi.

Tôi muốn đưa bài hát vào blog nhưng chưa được.

Phần chuyển cung rất sáng và lạ, tưởng gì chỉ là chuyển sang bậc 6 giáng. Nhưng liên kết hợp âm thì tuyệt vời. Muốn đạt được trình độ "tưởng gì" như trên thì chưa biết tới chừng nào

Các bạn hãy xem từ trường canh 1 tới 6, và thử trên guitar xem.

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2007

Áo em màu nguyệt bạch

Áo em màu nguyệt bạch...

JUNE ơi, bạn có biết "màu nguyệt bạch" ra sao không?

Ngày xưa Hoàng thị

Small gift for JUNE, a new friend

Ngày xưa Hoàng Thị - Phạm Thiên Thư

Friday, 13. April 2007, 00:19:02

Thi ca

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng

Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài

Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng

Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn

Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng

Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuốn vở

Thương ơi! Vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ

Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ơi mối tình đầu
Như đi trên cát

Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng hòa mau...
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ

Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu

Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xóa dấu ngày qua

Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ

Phố ơi! Muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời.
Tình ơi!... Tình ơi!...

Entry for November 16, 2007

Small gift for JUNE, a new friend

Ngày xưa Hoàng Thị - Phạm Thiên Thư

Friday, 13. April 2007, 00:19:02

Thi ca

NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng

Bước em thênh thang
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài

Anh đi theo hoài
Gót giày thầm lặng
Đường chiều úa nắng
Mưa nhẹ bâng khuâng

Em tan trường về
Cuối đường mây đỏ
Anh tìm theo Ngọ
Dáng lau lách buồn

Tay nụ hoa thuôn
Vương bờ tóc suối
Tìm lời mở nói
Lòng sao ngập ngừng

Lòng sao rưng rưng
Như trời mây ngợp
Hôm sau vào lớp
Nhìn em ngại ngần

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Trao vội chùm hoa
Ép vào cuốn vở

Thương ơi! Vạn thuở
Biết nói chi nguôi
Em mỉm môi cười
Anh mang nỗi nhớ

Hè sang phượng nở
Rồi chẳng gặp nhau
Ơi mối tình đầu
Như đi trên cát

Bước nhẹ mà sâu
Mà cũng hòa mau...
Tưởng đã phai màu
Đường chiều hoa cỏ

Mười năm rồi Ngọ
Tình cờ qua đây
Cây xưa vẫn gầy
Phơi nghiêng dáng đỏ
Áo em ngày nọ
Phai nhạt mấy màu

Chân theo tìm nhau
Còn là vang vọng
Đời như biển động
Xóa dấu ngày qua

Tay ngắt chùm hoa
Mà thương mà nhớ

Phố ơi! Muôn thuở
Giữ vết chân tình
Tìm xưa quẩn quanh
Ai mang bụi đỏ
Dáng ai nho nhỏ
Trong cõi xa vời.
Tình ơi!... Tình ơi!...

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2007

Entry for November 15, 2007

Thơ La Quốc Tiến qua báo Tuổi Trẻ

Thơ LA QUỐC TIẾN

Bài thơ này của LA QUỐC TIẾN tôi được đọc ở báo Tuổi Trẻ đã lâu. Tôi đã được một bạn ở trang Văn nghệ Đồng bằng sông Cửu Long gởi cho, nhưng đã làm mất. Tôi cũng có nhờ bạn Trần Thiên Thị, một người yêu thơ LQT tìm hộ nhưng chưa đuợc. Nay tôi vừa tìm lại được.

Tôi thích nhất là từ ĐƯỜNG CƠM. Xin hỏi bạn GRASSOFPRAIRIE và TRUNGJAMESBOND là nếu dịch sang tiếng Anh hay tiếng Nhật mình dịch làm sao nhỉ.

Bà mẹ đập đá núi Bứu Long

Mười bảy năm con trở lại vùng núi Bửu Long
dưới gốc sầu đâu mẹ vẫn còn ngồi đập đá
cây sầu đâu ơi…. mi vô tâm quá
Mẹ: lỗi sầu đọng lắng dưới chân mi !
Mười bảy năm trôi một thoáng
Núi đá xưa dã bạt đã khoét nên hầm
bạt đá làm đường ngày xưa có mỗi ngu công
bạt đá thành cơm... giờ lắm người như mẹ
Nháng hạt cơm nháng lửa.
Con trở lại nơi này
đất vẫn bạc
đá vẫn xanh
trời bồng bàng bạc màu xanh của đá
con sông Đồng Nai cũng xanh đá tự nguồn.
Mẹ ơi! Cái búa của mẹ giờ đã mảnh
làm sao mẹ lừa được đá
dù khoảng cách giữa mẹ và đá lại gần
(khoảng cách đo bằng tầm búa)
Đá đã chứng kiến ngày sinh của mẹ
đá và gió ru mẹ ngủ
mẹ tập cầm buá như trẻ bây giờ múa súng múa gươm
Mẹ cũng múa một đường cơm
đường cơm nháng lửa tê chồn cánh tay
đá đã mối mai gả chồng cho mẹ
cũng trên giường đá mẹ sanh con
mẹ lại dạy con: - nhập môn cầm búa
Ơi ! mẹ chỉ tá túc trong luân hồi của dá
làm sao lừa được đá mẹ ơi!
tóc mẹ bạc trong màu đá bạc
Mười bảy năm trước con lên chùa viếng phật
lại gặp mẹ ngồi dưới gốc sầu đâu
trong mắt mẹ có trầm luân của Phật
Bao nhiêu người hành hương tay cầm nhánh huệ
những bông hoa thiện tâm đã leo lên núi
hương rớt lại chỗ mẹ ngồi
Bao nhiêu kẻ lên núi xuống dồi
lắm kẻ xa hẳn cuộc đời
Phật trên núi cũng đứng ngồi nhấp nhỏm
Mẹ vẫn ngồi dứơi gốc sầu đâu
Cái búa trên tay mẹ
lại vung một đường cơm
Chiều chưa tắt nắng
chưa tới buổi công phu
ai lại cả gan gõ mõ trên chùa

Hoa TIGONE (Ảnh)

Hoa tigone chụp trước nhà Thạch Bích

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007

Entry for November 14, 2007

Thỉnh thoảng mời các bạn ghé đây xem ảnh và nghe nhạc.

Thân mến.

http://lecongdanh.multiply.com/

Message from GEORGE CARLIN

Một người bạn vừa gởi tôi bài này.

What a difference a sad event in someone's life makes.
GEORGE CARLIN (His wife
recently died...)


Thứ Ba, 13 tháng 11, 2007

SPOT FOCUSING




The pictures were taken with SPOT FOCUS.
Những tấm ảnh này chụp ở chế độ lấy nét là SPOT

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2007

LỤC VÂN TIÊN thọ nạn

Xin giới thiệu với các bạn một bài thơ của LA QUỐC TIẾN. Nhà thơ này vốn là người bán bong bóng ở bến phà RẠCH MIỂU. Ông đã đoạt giải thơ toàn quốc. Thơ của ông đậm chất Nam bộ cũng như Nguyễn Ngọc Tư. Trong bài thơ dưới đây tôi thích nhất là câu chủ đề:

Không có ai
cam đoan là không ai hay tin
"Lục Vân Tiên đang thọ nạn giữa rừng"

Không biết các bạn hiểu sau về tứ thơ này. Tôi sẽ viết thêm kỳ sau.

Lục Vân Tiên thọ nạn giữa rừng
La Quốc Tiến


Có một lão già mù ăn xin ngân nga các đoạn Lục Vân Tiên
trên những chuyến phà ngang Rạch Miễu
Có một gã thanh niên say rượu ghếch chân lên thành lan can đứng tiểu
Có cô con gái móc bóp lấy chiếc gương soi và tô lại mặt mình
cùng lúc lão già mù bắt đầu ngân nga
"Trước đèn xem truyện Tây Minh..."
Có đứa bé gái mải mê với chiếc chong chóng giấy màu sặc sỡ
Có một bà già thọt chân gánh bó củi dừa ngồi than thở chuyện củi nặng... đường lầy... gạo đắt
Có gã trung niên vận jean ngồi nhóp nhép kẹo cao su
Có những chị bạn hàng thản nhiên bóc vỏ những trái chuối
nhét vào cổ chú gà tơ đến nỗi trợn trừng
Không có ai
cam đoan là không ai hay tin
"Lục Vân Tiên đang thọ nạn giữa rừng"
để tỏ chút âu lo cho con người trung nghĩa
Tôi móc gói thuốc ra
tôi hút
điếu thuốc đen tắt ngóm nửa chừng
mẹ nó! Thuốc dỏm
Phà vẫn chạy
máy vẫn nổ
sóng vẫn vỗ
tôi dựa vào ghế ngủ gà ngủ gật
khi giật mình mở mắt
lại nghe:
“Lục Vân Tiên đang thọ nạn giữa rừng”
Rừng ở đâu mà dày thế nhỉ?
trên chuyến phà tôi đi
dường như cũng có một khóm rừng
mà những cái cây sao mà trơ trọi
những cái cây đã phai mất hơi rừng
Phà vẫn chạy khàn giọng
lão già mù vẫn ngân nga
gã thanh niên say rượu vẫn càm ràm điều gì như là oan ức
cô gái vẫn tiếp tục soi gương
như cố khám phá một điều gì đang lẩn trốn trên khuôn mặt
đứa bé gái đã ngủ
chiếc chong chóng vẫn xoay
bà già thọt chân vẫn ngồi than thở
gã trung niên vẫn làu bàu với kẹo cao su
những con gà tơ vẫn ngủ gà ngủ gật
sau khi nuốt xong bữa tiệc chiêu đãi cuối cùng...
Không có ai
cam đoan là không ai hay tin
"Lục Vân Tiên đang thọ nạn giữa rừng"

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2007

AUTUMN IN TAKAO (KYOTO)




Taken with NIKON N60 (obsolete model!) and the 70-300mm Nikkor lens.
The place was TAKAO in KYOTO. The time was about 4 PM. It was autumn so it became dark very fast and cold.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2007

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2007

Entry for October 14, 2007

Nho MUSCATS

The muscat family of grapes of the species Vitis vinifera is widely grown for wine, raisins and table grapes. They range in color from white to almost black, but almost always have a pronounced sweet floral aroma. Muscat grapes are grown around the world in Bulgaria, Romania, Italy, Israel, France, Portugal, Greece, Spain, Australia, California, Hungary, Canada, Turkey and other places. The breadth and number of varieties of muscat suggest that it is very old, perhaps the oldest domesticated grape variety. There are theories that most families within the Vitis vinifera grape family are descended from the Muscat family.[

Tranh PLATERO

"PLATERO"

HELP!

Tôi muốn chèn ảnh vào đây mà không được.

I wanted to insert pictures here but I couldn't

PLATERO Y YO

Juan Ramón Jiménez (1881-1958)

CON LA VÀ TÔI

Bửu Ý

dịch

Theo bản dịch tiếng Pháp

Của Claude Couffon

PLATERO ET MOI

CON LỪA VÀ TÔI: chuyện của một con lừa tên là La Rô ( Platero ) và chủ nhân là thi sĩ, mà người ta quen sánh với cuốn HOÀNG TỬ BÉ của Antoine de Saint-Exupéry, vì hình thức văn chương và nội dung thơ mộng của nó. Đây là một chuỗi chuyện ngắn nối tiếp nhau, đầy cảnh sắc và tình tiết của một ngôi làng Tây Ban Nha rất gần gũi với một ngôi làng Việt Nam: con chim én, giếng nước, rặng bìm bịp…..Người với vật gắn bó với nhau như đôi bạn, quen mặt từng gã Bô-hê-miên, thằng mọi, đứa bé nghèo khó hay tật nguyền, nhớ từng gốc cây bạc hà, cùng mơ những giấc mơ hẩm hiu giống nhau, đem lòng yêu những vẻ đẹp phù du nhất….cho đến ngay cuối cùng bỗng hóa thành thê lương. Truyện kết thúc ở cảnh thi sĩ ra đồng đứng bên ngôi mộ của lừa.

A la memoria de AGUEDILLA,
la pobre loca de la calle del Sol
que me mandaba moras y claveles.

……..

ĐỂ TƯỞNG NHỚ

AGUEDILLA

NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐIÊN ĐÁNG THƯƠNG

Ở ĐƯỜNG MẶT TRỜI

ĐÃ GỬI CHO TÔI

MẤY QUẢ DÂU

VÀ HOA CẨM CHƯỚNG

1060

I. LA RÔ

CON LỪA VÀ TÔI (Platero y yo)

PLATERO Y YO

CON LỪA VÀ TÔI

Để hiểu thêm về thế giới quanh ta, theo thiển ý, trong những quyển sách mà chúng ta nên đọc cần có những quyển dưới đây:

Terre des homes của Saint Exupéry

Le petit prince cũng của S. Exupéry

Cả hai quyển trên đã được nhiều tác giả dịch trong đó có bản dịch của thi sĩ Bùi Giáng. Nếu các bạn đã đọc Le petit prince, các bạn sẽ phải đọc quyển CON LỪA VÀ TÔI của Juan Ramon Jiménez.

Quyển này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt qua bản dịch của Bửu Ý. Trước đây tôi đã giới thiệu các tác phẩm độc tấu guitare dành cho tác phẩm này.

Gần đây VN Thư quán đã đưa bản dịch của Bửu Ý lên mạng. Tiếc rằng những bức tranh minh họa đã không được tải lên, làm mất đi ít nhiều tính thơ mộng và chất thơ của bản dịch này.

Bản dịch của Bửu Ý đã việt hoá bản dịch từ tiếng Pháp mà vẫn không làm mất đi giọng văn thơ mộng đầy thi vị của tác phẩm này.

Tuy nhiên, trong bản dịch trước năm 1975, có chỗ tác giả đã xoá đi và thế vào hai chữ K.D (kiểm duyệt). Sau này khi in lại sau 1975, Bửu Ý đã viết lại chỗ này. Hoá ra, tác giả tự kiểm duyệt hay bị kiểm duyệt vì lý do tôn giáo. Không biết cũng vì lý do này hay không , và cũng không biết phải chăng là do bản dịch tiếng Pháp hay do Bửu Ý xóa đi, cả hai bản trước vào sau 1975 đều bị mất đi một đoạn có tựa đề JUDAS (Kẻ phản Chúa)

Tôi đã so sánh bản tiếng Việt với bản tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh (một số đoạn) tiếng Hoa để chú thích một vài chỗ hơi khó hiểu. (Xin nói thêm là, tôi hoàn toàn không biết tiếng Tây Ban Nha, trừ một số ít từ ngữ giống tiếng Pháp, còn tiếng Anh và tiếng Hoa thì tàm tạm). Tôi xin cám ơn LÊ CÔNG THIỆN từ Houston đã gởi cho tôi bản của Gutenberg có những bức họa của tác phẩm này. Tôi đã dùng bản này để so với bản tiếng Việt. Phần tiếng Tây Ban Nha (nguyên tác) tôi đành phải nhờ sự trợ giúp của máy tính.

Nhằm giúp các bạn hình dung được cảnh thơ mộng của tác phẩm, tôi có thêm vào một số ảnh từ mạng. Trong số các bản dịch tiếng Anh, tôi thấy có một bản dịch là PLATERO AND I, An Andalusian Elegy. Chắc hẳn khung cảnh được mô tả trong quyển này là ở vùng Andalusia Tây Ban Nha.

Cách đây không lâu, một người bạn trẻ đã hỏi tôi và tôi đã đi tìm trong nhà sách nhưng chưa tìm ra. Tôi sẽ cố gắng đưa lên từng phần một cho tới khi hết, nhưng với tốc độ bao lâu thì chưa biết.

Xin các bạn cho ý kiến.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2007

Entry for September 30, 2007

'Người rừng' lại trốn về rừng

Rơ Châm H'Pnhiêng - cô gái bị lạc trong rừng 18 năm - sau 10 tháng sống chung với gia đình đã đột ngột bỏ trốn. Theo ông Ksor Lu, con gái ông đã trở lại rừng.
>
'Người rừng' thích vẽ / Cuộc sống mới của cô gái 'người rừng' / Sau 18 năm mất tích, một cô gái trở thành 'người Rừng'

Rơ Châm H'Pnhiêng được mẹ chăm sóc. Giờ cô đã lại "về rừng". Ảnh: Tuổi Trẻ

Những người dân trong làng cho biết, họ đã tìm kiếm Rơ Châm HP'nhiêng (gốc Gia Lai, hiện ở huyện Ô Ya Đao, Campuchia) ròng rã ba ngày đêm, kể cả đốt đuốc vào rừng nhưng vẫn chưa tìm thấy.

Trước đó, Rơ Châm H'Pnhiêng có biểu hiện "nhớ rừng", thường đứng ngóng về phía rừng xanh mỗi khi chiều xuống. Buổi tối trước khi trốn đi, cô gái có những cử chỉ âu yếm khác thường với mẹ, "nói" với mẹ nhiều hơn mặc dù ngôn ngữ của cô cho đến giờ chưa ai giải mã được.

Ông Ksor Lu cho biết, sau 10 tháng sống với gia đình, Rơ Châm H'Pnhiêng đã có những tiến bộ "người" hơn. Cô có thể ăn bằng chén đũa, tự tắm rửa và thay quần áo… Tuy nhiên, cô vẫn còn khó khăn với việc nghe hiểu và nói bởi cô sử dụng một ngôn ngữ khác. Thông tin về cô chỉ được gia đình đoán qua những bức vẽ: một bé gái lạc trong rừng, hoảng sợ trước thú dữ, ngủ trong hang… Trong các bức vẽ của cô không có chân dung người đàn ông nào.

"Người rừng" Rơ Châm H'Pnhiêng là bé gái người Campuchia gốc Việt ở vùng rừng núi thuộc huyện Ô Ya Dao, Ratanakiri (giáp giới tỉnh Gia Lai) bị lạc vào rừng năm 1989, khi em mới 8 tuổi. 18 năm sau, một toán thợ gỗ tình cờ "bắt" được một cô gái trần truồng và hoang dại ở trong rừng, đem về làng. Ông Ksor Lu nhận ra đó là đứa con gái lạc mất 18 năm của mình, tên là Rơ Châm H'Pnhiêng.

Sự kiện "người rừng Rơ Châm H'Pnhiêng đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Nhiều tổ chức quốc tế đã tìm đến giúp đỡ và trị liệu cho cô gái. Theo gia đình Rơ Châm H'Pnhiêng, cô đã phục hồi và hội nhập với cộng đồng khá nhanh. Tuy nhiên, từ đó đến nay cô vẫn chưa nói được nên những gì của 18 năm lưu lạc vẫn còn là bí ẩn.

'Người rừng' thích vẽ

Sau hơn hai tháng kể từ khi trở về, cô gái Rơ Châm H’Pnhiêng (gốc Gia Lai, hiện ở huyện Ô Ya Đao, Campuchia) bị lạc trong rừng 18 năm đã tự nhiên hơn trong giao tiếp với mọi người, hay nói, hay cười và đặc biệt rất thích vẽ.

Cô vẽ chủ yếu là hình con gái, trong đó có hình cô gái với rừng cây bao phủ xung quanh, đặc biệt hình một cô gái đang đối mặt với con rắn rất to và một con sói... Chị Rơ Châm H’Thía, mẹ của H’Pnhiêng, cho biết hằng ngày không còn phải tập cho con gái bắt chước nói, bắt chước tắm gội nữa, vì "người rừng" đã tự làm tất cả mọi việc sinh hoạt cá nhân.

Tuy nhiên hiện cô vẫn còn nhớ rừng, chiều chiều đứng bên hiên nhà sàn mơ màng nhìn vào rừng xanh.

Cuộc sống mới của cô gái 'người rừng'

Hơn 10 ngày sum họp với gia đình, Rơ Chăm H'Pnhiêng, cô gái đã mất tích 18 năm trong rừng sâu, vẫn rất nhớ rừng. Suốt ngày lặng lẽ ngồi một mình, không biết cười, chỉ ú ớ không rõ nghĩa, đôi mắt cô cứ dõi về phía đại ngàn như chực lao đi.

Trở về với gia đình (làng Xom, thị trấn Ô-da-đao tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Campuchia), sống trong tình yêu thương của cha mẹ, anh em, H’Pnhiêng đã tự nhiên hơn với người thân. Cô bắt đầu bập bẹ, ú ớ cố muốn nói gì đó, nhưng không rõ nghĩa. Mọi người đến thăm, cô đã bớt hoảng loạn, nhưng cũng không thân thiện.

“Ba đêm rồi nó đã ngủ được, bớt giật mình la hét lúc nửa đêm. Nó ăn được cơm nhưng ít lắm, chắc chưa quen miệng. Nó chỉ thích trái cây và đồ sống thôi, nó ở rừng lâu quá rồi mà”, bà Rơ Chăm H’Thía, mẹ H'Pnhiêng, ngậm ngùi trong nỗi vui mừng.

Thấy khách đến gần, H'Pnhiêng chợt giật lùi ra xa, ngơ ngác nhìn mọi người rồi ú ớ, nhấp nhổm định bỏ ra chỗ khác. Bà H’Thía ôm con, vuốt ve và thì thầm vào tai H’Pnhiêng: “Mẹ đây, H’Pnhiêng đừng lo sợ, con cứ ngồi với mẹ”. Nước mắt bà H’Thía chảy tràn trên má, “người rừng” khẽ đưa bàn tay chùi cho mẹ.

H'Pnhiêng (bên trái) và những người thân trong gia đình mình. Ảnh: Tuổi Trẻ.

“Sợ nhất là lúc chập tối, khi gà nhảy lên chuồng là nó ngồi lặng lẽ, tay chống cằm nhìn đăm đăm về cánh rừng kia rồi ú ớ một mình. Mình biết nó buồn, mình chỉ nuôi nó 8 năm còn rừng nuôi nó tới 18 năm. Nó nhớ rừng cũng phải, mình đi xa cũng nhớ rừng huống chi là nó”, ông Ksor Lu, cha H’Pnhiêng, ngậm ngùi kể.

Ông tiếp: "Chiều tối, nghe tiếng hoẵng từ rừng xa vọng lại, nó bỏ cơm, cứ ngồi trước cửa nhìn về phía rừng sâu. Cả nhà lo lắm, dỗ dành mãi, nhưng nó như không nghe thấy gì, mắt rất buồn và dại lắm, mình lo sợ nó lẻn trở lại rừng”.

H’Pnhiêng không biết cười. Tội nghiệp nhất là người mẹ, bà H’Thía suốt ngày ra chợ Ozađao rồi rảo khắp các làng xin đủ thứ trái cây về cho con. “Thấy mẹ về nó vẫn dửng dưng, nhưng khi nhìn thấy chùm trái chín trong gùi, chẳng chờ mẹ cho, nó giật lấy rồi nhai cả vỏ. 10 ngày rồi, làm đủ cách, nhưng chẳng thấy nó cười bao giờ, mình lo quá, nó biết cười mới mau làm người được”, bà H’Thía ngồi vuốt tóc con nghẹn ngào kể.

Suốt chục ngày qua, không đêm nào vợ chồng Ksor Lu ngủ trọn giấc vì thay nhau trông giữ đứa con tội nghiệp. Cô gái vẫn chưa quen mặc quần áo khi ngủ. Chờ mọi người ngủ, cô lặng lẽ cởi bỏ quần áo rồi ôm cột ngủ ngồi thu lu trong xó nhà. Bà H’Thía đêm nào cũng ôm chặt con trong lòng và lặng lẽ cời bếp lửa giữa nhà cho con sưởi ấm.

“Nó không quen ngủ nằm, cứ gần sáng, nghe tiếng gà gáy là quáng quàng chồm dậy, ngơ ngác nhìn ra cửa rồi ú ớ, lảm nhảm gì đó. Mình dỗ dành, vuốt ve cho nó yên tâm vì nó vẫn chưa hiểu tiếng người. Có lúc nó muốn bỏ chạy nhưng thật kỳ lạ, thấy mình khóc nó đứng lại”, bà mẹ nói.

Bí ẩn chưa được giải mã

H'Pnhiêng thường ngồi thu lu trong góc nhà. Buổi tối cô vứt bỏ quần áo và cứ chực lao vào rừng. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Ông Ksor Lu cứ săm soi mãi vết sẹo trên cổ tay trái của H’Pnhiêng. “Mình nhận ngay ra con bé nhờ vết sẹo này. Năm nó 7 tuổi, một lần cầm rựa nghịch với đứa em, nó bị đứt cổ tay để lại một vết sẹo lớn. Lúc nó đang vùng vẫy như con thú hoang bị dồn đến đường cùng, cào xé kêu gào tìm cách thoát thân, tôi kêu lên: “H’Pnhiêng, H’Pnhiêng, cha đây con ơi!”. Ngay lập tức nó quên mất sự hoảng loạn và đăm đăm nhìn tôi như cầu cứu. “H’Pnhiêng” có lẽ đó là tiếng duy nhất của con người mà nó còn nhớ”, người bố kể.

H’Pnhiêng ngồi bên cạnh cha và mẹ H’Thía, nhưng vẫn tỏ thái độ xa lạ với mấy đứa em, đôi mắt hết nhìn lên mái nhà rồi lại nhìn ra cánh rừng già đang chìm dần trong hoàng hôn với khuôn mặt thất thần. Thỉnh thoảng cô chặc lưỡi rồi nhổ nước bọt phì phì. Nét biểu cảm duy nhất là đôi lúc cô lén nhìn đám người lạ với vẻ sợ sệt, lo lắng rồi lặng lẽ thở dài, chốc chốc lại gãi đầu sồn sột. Không nói, không cười và không nhìn thấy ở H'Pnhiêng giọt nước mắt nào.

Cha mẹ H'Pnhiêng tin rằng 18 năm qua con gái mình đã sống trong rừng. Không ai ngoài cô gái có thể xác nhận về hành trình 18 năm bí ẩn đó. Nhưng tiếc thay cô chưa thể vì chỉ biết ú ớ. Chừng nào H'Pnhiêng nói lại tiếng người, lúc đó “bí mật người rừng” mới được giải mã.

Luật lệ, định chế xã hội, mẹo luật ngôn ngữ...mọi thứ ngừng lại trước cửa rừng và sa mạc. Trong rừng, trong sa mạc, con người hoàn toàn tự do, hoàn toàn không bị trói buộc trước bất cứ điều gì. Trong rừng, trong sa mạc không hề có thiện ác, có chăng là trong lòng người.

Chuyện về một thanh niên Ả rập, khi ôm bà mẹ đang bệnh vượt sa mạc. Khi đó anh ta đã phải dùng vải quấn chặt hai tay để bớt đi sự đụng chạm giữa nam nữ. Đây là điều dễ hiểu, vì trong sa mạc không còn rào cản, định kiến, lề luật của xã hội.

Phải chăng vì vậy "người rừng" lại từ bỏ thế giới "văn minh" nhưng đầy hệ lụy này để lại vào rừng? Ngôn ngữ cô ấy nói, phải chăng là thứ ngôn ngữ cô ta tự tạo để nói với chính mình?

Entry for September 30, 2007

Cầu Cần Thơ,

Bờ Bắc bến bắc Cần Thơ, trước gọi là CÁI VỒN, rồi BÌNH MINH, là nơi chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử. Bao nhiêu người đã đổ máu ở đó.

Lúc còn nhỏ, tôi đang ngon giấc thì 4 giờ sáng ba tôi đã kêu tôi dậy: " Con dậy coi người ta đánh giặc" Hai cha con nhìn sang bên kia sông thì thấy dưới sông tàu chiến bắn lên bờ, nơi có nhà của Năm Lửa tức Trần Văn Soái. Chung quanh đó thì trái sáng (hỏa châu) rồi trái châu con rít (một loại pháo hiệu 5 sao dính trên dù) lơ lững trên không. Những vệt đạn lửa từ tàu chiến tưới lên bờ như phun nước. Trong ký ức tôi, tôi thấy sao mà đẹp quá. Sáng ra (đó là ngày Chủ nhật) thì thấy xe cứu thương nhà binh chạy đi, chạy về BV Cần Thơ (cũ, nằm trước nghĩa trang, nay là ĐH Cần thơ). Tôi còn nhớ khi ra bến tàu ăn hủ tiếu thì súng bên kia sông, Xóm Chày, bắn qua trả thù làm hai cha con phải chạy ngay.

Nghe ông tôi kể lại là người chỉ huy trận đó là Trung Tá Nguyễn Khánh của chính phủ Diệm.

Bến bắc Cần Thơ cũng cho tôi rất nhiều kỹ niệm thời thơ ấu. Có nhiều người bạn ở đó nhưng tới nay, tôi tìm hoài chưa gặp. Tôi vẫn nhớ như in, hàng điệp, nay "ta" gọi là hoa phượng, nở đỏ đường mỗi khi hè về.

XIN DÂNG MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG CHO CON DÂN CẦN THƠ, CÁI VỒN

Sau khi xác định trách nhiệm của bộ trưởng đến đâu, lúc đó tôi sẽ xem xét đến việc có từ chức hay không

(Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng