Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2007

Entry for September 30, 2007

'Người rừng' lại trốn về rừng

Rơ Châm H'Pnhiêng - cô gái bị lạc trong rừng 18 năm - sau 10 tháng sống chung với gia đình đã đột ngột bỏ trốn. Theo ông Ksor Lu, con gái ông đã trở lại rừng.
>
'Người rừng' thích vẽ / Cuộc sống mới của cô gái 'người rừng' / Sau 18 năm mất tích, một cô gái trở thành 'người Rừng'

Rơ Châm H'Pnhiêng được mẹ chăm sóc. Giờ cô đã lại "về rừng". Ảnh: Tuổi Trẻ

Những người dân trong làng cho biết, họ đã tìm kiếm Rơ Châm HP'nhiêng (gốc Gia Lai, hiện ở huyện Ô Ya Đao, Campuchia) ròng rã ba ngày đêm, kể cả đốt đuốc vào rừng nhưng vẫn chưa tìm thấy.

Trước đó, Rơ Châm H'Pnhiêng có biểu hiện "nhớ rừng", thường đứng ngóng về phía rừng xanh mỗi khi chiều xuống. Buổi tối trước khi trốn đi, cô gái có những cử chỉ âu yếm khác thường với mẹ, "nói" với mẹ nhiều hơn mặc dù ngôn ngữ của cô cho đến giờ chưa ai giải mã được.

Ông Ksor Lu cho biết, sau 10 tháng sống với gia đình, Rơ Châm H'Pnhiêng đã có những tiến bộ "người" hơn. Cô có thể ăn bằng chén đũa, tự tắm rửa và thay quần áo… Tuy nhiên, cô vẫn còn khó khăn với việc nghe hiểu và nói bởi cô sử dụng một ngôn ngữ khác. Thông tin về cô chỉ được gia đình đoán qua những bức vẽ: một bé gái lạc trong rừng, hoảng sợ trước thú dữ, ngủ trong hang… Trong các bức vẽ của cô không có chân dung người đàn ông nào.

"Người rừng" Rơ Châm H'Pnhiêng là bé gái người Campuchia gốc Việt ở vùng rừng núi thuộc huyện Ô Ya Dao, Ratanakiri (giáp giới tỉnh Gia Lai) bị lạc vào rừng năm 1989, khi em mới 8 tuổi. 18 năm sau, một toán thợ gỗ tình cờ "bắt" được một cô gái trần truồng và hoang dại ở trong rừng, đem về làng. Ông Ksor Lu nhận ra đó là đứa con gái lạc mất 18 năm của mình, tên là Rơ Châm H'Pnhiêng.

Sự kiện "người rừng Rơ Châm H'Pnhiêng đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Nhiều tổ chức quốc tế đã tìm đến giúp đỡ và trị liệu cho cô gái. Theo gia đình Rơ Châm H'Pnhiêng, cô đã phục hồi và hội nhập với cộng đồng khá nhanh. Tuy nhiên, từ đó đến nay cô vẫn chưa nói được nên những gì của 18 năm lưu lạc vẫn còn là bí ẩn.

'Người rừng' thích vẽ

Sau hơn hai tháng kể từ khi trở về, cô gái Rơ Châm H’Pnhiêng (gốc Gia Lai, hiện ở huyện Ô Ya Đao, Campuchia) bị lạc trong rừng 18 năm đã tự nhiên hơn trong giao tiếp với mọi người, hay nói, hay cười và đặc biệt rất thích vẽ.

Cô vẽ chủ yếu là hình con gái, trong đó có hình cô gái với rừng cây bao phủ xung quanh, đặc biệt hình một cô gái đang đối mặt với con rắn rất to và một con sói... Chị Rơ Châm H’Thía, mẹ của H’Pnhiêng, cho biết hằng ngày không còn phải tập cho con gái bắt chước nói, bắt chước tắm gội nữa, vì "người rừng" đã tự làm tất cả mọi việc sinh hoạt cá nhân.

Tuy nhiên hiện cô vẫn còn nhớ rừng, chiều chiều đứng bên hiên nhà sàn mơ màng nhìn vào rừng xanh.

Cuộc sống mới của cô gái 'người rừng'

Hơn 10 ngày sum họp với gia đình, Rơ Chăm H'Pnhiêng, cô gái đã mất tích 18 năm trong rừng sâu, vẫn rất nhớ rừng. Suốt ngày lặng lẽ ngồi một mình, không biết cười, chỉ ú ớ không rõ nghĩa, đôi mắt cô cứ dõi về phía đại ngàn như chực lao đi.

Trở về với gia đình (làng Xom, thị trấn Ô-da-đao tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Campuchia), sống trong tình yêu thương của cha mẹ, anh em, H’Pnhiêng đã tự nhiên hơn với người thân. Cô bắt đầu bập bẹ, ú ớ cố muốn nói gì đó, nhưng không rõ nghĩa. Mọi người đến thăm, cô đã bớt hoảng loạn, nhưng cũng không thân thiện.

“Ba đêm rồi nó đã ngủ được, bớt giật mình la hét lúc nửa đêm. Nó ăn được cơm nhưng ít lắm, chắc chưa quen miệng. Nó chỉ thích trái cây và đồ sống thôi, nó ở rừng lâu quá rồi mà”, bà Rơ Chăm H’Thía, mẹ H'Pnhiêng, ngậm ngùi trong nỗi vui mừng.

Thấy khách đến gần, H'Pnhiêng chợt giật lùi ra xa, ngơ ngác nhìn mọi người rồi ú ớ, nhấp nhổm định bỏ ra chỗ khác. Bà H’Thía ôm con, vuốt ve và thì thầm vào tai H’Pnhiêng: “Mẹ đây, H’Pnhiêng đừng lo sợ, con cứ ngồi với mẹ”. Nước mắt bà H’Thía chảy tràn trên má, “người rừng” khẽ đưa bàn tay chùi cho mẹ.

H'Pnhiêng (bên trái) và những người thân trong gia đình mình. Ảnh: Tuổi Trẻ.

“Sợ nhất là lúc chập tối, khi gà nhảy lên chuồng là nó ngồi lặng lẽ, tay chống cằm nhìn đăm đăm về cánh rừng kia rồi ú ớ một mình. Mình biết nó buồn, mình chỉ nuôi nó 8 năm còn rừng nuôi nó tới 18 năm. Nó nhớ rừng cũng phải, mình đi xa cũng nhớ rừng huống chi là nó”, ông Ksor Lu, cha H’Pnhiêng, ngậm ngùi kể.

Ông tiếp: "Chiều tối, nghe tiếng hoẵng từ rừng xa vọng lại, nó bỏ cơm, cứ ngồi trước cửa nhìn về phía rừng sâu. Cả nhà lo lắm, dỗ dành mãi, nhưng nó như không nghe thấy gì, mắt rất buồn và dại lắm, mình lo sợ nó lẻn trở lại rừng”.

H’Pnhiêng không biết cười. Tội nghiệp nhất là người mẹ, bà H’Thía suốt ngày ra chợ Ozađao rồi rảo khắp các làng xin đủ thứ trái cây về cho con. “Thấy mẹ về nó vẫn dửng dưng, nhưng khi nhìn thấy chùm trái chín trong gùi, chẳng chờ mẹ cho, nó giật lấy rồi nhai cả vỏ. 10 ngày rồi, làm đủ cách, nhưng chẳng thấy nó cười bao giờ, mình lo quá, nó biết cười mới mau làm người được”, bà H’Thía ngồi vuốt tóc con nghẹn ngào kể.

Suốt chục ngày qua, không đêm nào vợ chồng Ksor Lu ngủ trọn giấc vì thay nhau trông giữ đứa con tội nghiệp. Cô gái vẫn chưa quen mặc quần áo khi ngủ. Chờ mọi người ngủ, cô lặng lẽ cởi bỏ quần áo rồi ôm cột ngủ ngồi thu lu trong xó nhà. Bà H’Thía đêm nào cũng ôm chặt con trong lòng và lặng lẽ cời bếp lửa giữa nhà cho con sưởi ấm.

“Nó không quen ngủ nằm, cứ gần sáng, nghe tiếng gà gáy là quáng quàng chồm dậy, ngơ ngác nhìn ra cửa rồi ú ớ, lảm nhảm gì đó. Mình dỗ dành, vuốt ve cho nó yên tâm vì nó vẫn chưa hiểu tiếng người. Có lúc nó muốn bỏ chạy nhưng thật kỳ lạ, thấy mình khóc nó đứng lại”, bà mẹ nói.

Bí ẩn chưa được giải mã

H'Pnhiêng thường ngồi thu lu trong góc nhà. Buổi tối cô vứt bỏ quần áo và cứ chực lao vào rừng. Ảnh: Tuổi Trẻ.

Ông Ksor Lu cứ săm soi mãi vết sẹo trên cổ tay trái của H’Pnhiêng. “Mình nhận ngay ra con bé nhờ vết sẹo này. Năm nó 7 tuổi, một lần cầm rựa nghịch với đứa em, nó bị đứt cổ tay để lại một vết sẹo lớn. Lúc nó đang vùng vẫy như con thú hoang bị dồn đến đường cùng, cào xé kêu gào tìm cách thoát thân, tôi kêu lên: “H’Pnhiêng, H’Pnhiêng, cha đây con ơi!”. Ngay lập tức nó quên mất sự hoảng loạn và đăm đăm nhìn tôi như cầu cứu. “H’Pnhiêng” có lẽ đó là tiếng duy nhất của con người mà nó còn nhớ”, người bố kể.

H’Pnhiêng ngồi bên cạnh cha và mẹ H’Thía, nhưng vẫn tỏ thái độ xa lạ với mấy đứa em, đôi mắt hết nhìn lên mái nhà rồi lại nhìn ra cánh rừng già đang chìm dần trong hoàng hôn với khuôn mặt thất thần. Thỉnh thoảng cô chặc lưỡi rồi nhổ nước bọt phì phì. Nét biểu cảm duy nhất là đôi lúc cô lén nhìn đám người lạ với vẻ sợ sệt, lo lắng rồi lặng lẽ thở dài, chốc chốc lại gãi đầu sồn sột. Không nói, không cười và không nhìn thấy ở H'Pnhiêng giọt nước mắt nào.

Cha mẹ H'Pnhiêng tin rằng 18 năm qua con gái mình đã sống trong rừng. Không ai ngoài cô gái có thể xác nhận về hành trình 18 năm bí ẩn đó. Nhưng tiếc thay cô chưa thể vì chỉ biết ú ớ. Chừng nào H'Pnhiêng nói lại tiếng người, lúc đó “bí mật người rừng” mới được giải mã.

Luật lệ, định chế xã hội, mẹo luật ngôn ngữ...mọi thứ ngừng lại trước cửa rừng và sa mạc. Trong rừng, trong sa mạc, con người hoàn toàn tự do, hoàn toàn không bị trói buộc trước bất cứ điều gì. Trong rừng, trong sa mạc không hề có thiện ác, có chăng là trong lòng người.

Chuyện về một thanh niên Ả rập, khi ôm bà mẹ đang bệnh vượt sa mạc. Khi đó anh ta đã phải dùng vải quấn chặt hai tay để bớt đi sự đụng chạm giữa nam nữ. Đây là điều dễ hiểu, vì trong sa mạc không còn rào cản, định kiến, lề luật của xã hội.

Phải chăng vì vậy "người rừng" lại từ bỏ thế giới "văn minh" nhưng đầy hệ lụy này để lại vào rừng? Ngôn ngữ cô ấy nói, phải chăng là thứ ngôn ngữ cô ta tự tạo để nói với chính mình?

Entry for September 30, 2007

Cầu Cần Thơ,

Bờ Bắc bến bắc Cần Thơ, trước gọi là CÁI VỒN, rồi BÌNH MINH, là nơi chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử. Bao nhiêu người đã đổ máu ở đó.

Lúc còn nhỏ, tôi đang ngon giấc thì 4 giờ sáng ba tôi đã kêu tôi dậy: " Con dậy coi người ta đánh giặc" Hai cha con nhìn sang bên kia sông thì thấy dưới sông tàu chiến bắn lên bờ, nơi có nhà của Năm Lửa tức Trần Văn Soái. Chung quanh đó thì trái sáng (hỏa châu) rồi trái châu con rít (một loại pháo hiệu 5 sao dính trên dù) lơ lững trên không. Những vệt đạn lửa từ tàu chiến tưới lên bờ như phun nước. Trong ký ức tôi, tôi thấy sao mà đẹp quá. Sáng ra (đó là ngày Chủ nhật) thì thấy xe cứu thương nhà binh chạy đi, chạy về BV Cần Thơ (cũ, nằm trước nghĩa trang, nay là ĐH Cần thơ). Tôi còn nhớ khi ra bến tàu ăn hủ tiếu thì súng bên kia sông, Xóm Chày, bắn qua trả thù làm hai cha con phải chạy ngay.

Nghe ông tôi kể lại là người chỉ huy trận đó là Trung Tá Nguyễn Khánh của chính phủ Diệm.

Bến bắc Cần Thơ cũng cho tôi rất nhiều kỹ niệm thời thơ ấu. Có nhiều người bạn ở đó nhưng tới nay, tôi tìm hoài chưa gặp. Tôi vẫn nhớ như in, hàng điệp, nay "ta" gọi là hoa phượng, nở đỏ đường mỗi khi hè về.

XIN DÂNG MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG CHO CON DÂN CẦN THƠ, CÁI VỒN

Sau khi xác định trách nhiệm của bộ trưởng đến đâu, lúc đó tôi sẽ xem xét đến việc có từ chức hay không

(Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2007

Entry for September 15, 2007

Nhạc sĩ TRÚC PHƯƠNG

Tôi có duyên may được gặp Nhật Bằng, Vũ Đức Nghiêm, Thiên Quang...Vì thích nhạc cổ điển và hòa âm, tôi đã học được rất nhiều điều từ Thầy Quang và anh Bằng và không tốn một xu nào hết. Trước đây tôi rất ghét nhạc có lời, trừ nhạc của Phạm Duy, Văn Phụng...Lý do là tôi nghĩ những dòng nhạc còn lại là NHẠC SẾN (!). Nhạc sến chịu ảnh hưởng của vọng cổ Nam bộ. Mặc dầu tôi rất mê vọng cổ và hát bội nhưng sao lúc ấy tôi lại không nghe được nhạc sến.

Sau này tôi mới thấm thía và thấy hết cái hay của loại nhạc mà cả tôi cũng cho là Nhạc Sến này, nhất là bài "Mười năm tái ngộ", "Quán nữa khuya". Nhạc của Trúc Phương cũng thường được coi là thuộc dòng nhạc sến. Nhưng muốn sến theo kiểu Trúc Phương hay Tuấn Khanh đâu có dễ. Chớ còn đặt nhạc theo kiểu "Nhìn trên cũng đẹp, nhìn dưới cũng đẹp, nhìn đâu cũng đẹp...(!) thì chắc mọi người chào thua.

Tình cờ lang thang trên mạng tìm được ảnh của Trúc Phương được chụp gần đây trước khi anh mất. Tấm ảnh đã nói lên hết những cảm nghĩ của tôi về người nhạc sĩ tài hoa này. Tôi chỉ post lên đây thôi, các bạn muốn nghĩ sau thì nghĩ.

Bài viết dưới đây của Ng. Đình Toàn đã nói lên những cái tinh tế trong lời nhạc của Trúc Phương,

Nguyễn Đình Toàn trước đây là hướng đạo thuộc đạo Cữu Long, châu Gia định.Cứ thấy anh mặc y phục HĐ hoài nhưng ít thấy sinh hoạt.

Xin giới thiệu với các bạn bài viết về nhạc sĩ Trúc Phương của nhà văn Nguyễn Ðình Toàn :

(http://www.trungtamasia.com/Forum/topic.asp?TOPIC_ID=4028&#32161)


Câu Chuyện Chủ Nhật


Chúng ta có ba nhà soạn nhạc gốc miền Nam mà nghe nhạc chúng ta có thể nhận ra điều ấy đó là: Nguyễn Mỹ Ca, Lam Phương và Trúc Phương. Nhạc của Nguyễn Mỹ Ca có vẻ như xuất phát từ một cây dương cầm, nhạc của Lam Phương có nguồn gốc từ chiếc ghi-ta phím lõm, còn nhạc của Trúc Phương là sản phẩm của một cây ghi-ta thùng.

Trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta nói chung, còn có một hiện tượng đáng ghi nhận khác nữa: có những bài hát gắn liền với tiếng hát và cả dáng dấp một ca sĩ, đồng thời nhắc nhở tới một quãng đời, một nơi chốn nào đó, người ta đã trải qua. Vâng, ai từng sống ở Sài Gòn cuối thập niên 50, đã nghe nhạc Trúc Phương, hẳn không thể quên Nửa Đêm Ngoài Phố cùng tiếng hát và dáng dấp một thời gian ta gọi là liêu trai của Thanh Thúy.

Buồn vào hồn không tên,

Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời

Đường phố vắng đêm nao quen một người

Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời..

......



Nửa đêm lạnh qua tim

Giữa đường phố hoa đèn

Có người mãi đi tìm,

Một người không hẹn đến

Mà tiếng bước buồn thêm ..



Tiếc thay hoài công thôi

Phố đã vắng thưa rồi

Biết rằng chẳng duyên thừa

Để người không gặp nữa

Về nối giấc mơ xưa


Nếu âm hưởng của những câu vọng cổ vốn là cái duyên thầm trong nhạc Lam Phương thì chính lời ca của Trúc Phương làm nên cái quyến rũ trong nhạc của ông.


Riêng phần nhạc, phải nói cả Lam Phương lẫn Trúc Phương đều có cá tính mạnh mẽ. Người ta có thể nghe và nhận ra nhạc của họ một cách dễ dàng. Dù cả hai đều chịu nhiều ảnh hưởng cổ nhạc Nam phần.


Ảnh hưởng ấy trong nhạc Lam Phương hình như được chiếu sáng bằng ánh điện, ánh đèn sâu khấu. Còn trong nhạc Trúc Phương nó lại chỉ được soi rọi bằng ánh đèn dầu hay ánh trăng thôi, nên tự nó toát ra vẻ u uẩn.


Trúc Phương viết lời ca sắc xảo. Cứ đọc lại, nghe lại vài câu trong các đoạn được trích dẫn trên đủ rõ.

"
Buồn vào hồn không tên
" có nghĩa là sao? Nỗi buồn không tên hay hồn không tên?

Thức giấc nửa đêm
là một câu bình thường.

Nhưng "nhớ chuyện xưa vào đời" là một lối nói riêng của Trúc Phương. Về phương diện văn phạm hay cấu trúc câu có thể có vấn đề (có problem như lối nói thời thượng ở Mỹ hiện tại), song dường như người ta có thể cảm nhận được ý nghĩa của câu nói trước khi tìm cách hiểu được câu nói.



Cùng lối viết lời ca ấy, Trúc Phương đã tạo nên cái thế giới tình ca riêng của mình :

Đường vào tình yêu có trăm lần vui

Có vạn lần buồn

Đôi khi nhầm lỡ

đánh mất ân tình cũ



Bao năm qua rồi còn nối tiếc

Nghe lòng đầy giá buốt

Thương nhau rồi

Xa nhau rồi

Một lần dang dở ấy

Đêm lạnh vui với ai?



Mình vào đời nhau lúc môi còn non

Tuổi mộng vừa tròn

Hương thơm làn tóc

Nước mắt chưa lần khóc

Có đau chỉ thế

Nếu thương chỉ thế

Xin mang theo tiếng yêu

khi gọi anh với em!


Thập niên 70, chúng ta có nhiều những ca khúc viết cho lính rất hay của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu vvv ... Những bài hát vinh danh sự hy sinh cao cả và anh hùng của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Trúc Phương cũng có một bài viết về đời lính.

Bản thân ông cũng là một người lính.

Bài hát của ông gây xúc động mạnh trong lòng nhiều người nghe, chứ không riêng gì những người lính. Đó là bài " Kẻ ở Miền Xa" . Trong bài hát này Trúc Phương đề câ tới một điều, một sự thật, một khía cạnh buồn của đời lính (hình như) người ta muốn dấu đi, hay ít nhất, không muốn nói ra:

Tôi ở miền xa,

Trời quen đất lạ

Nhiều đông lắm hạ,

Nối tiếp đi qua

Thiếu bóng đàn bà,



Người không dám tới

Bèn viết cho tôi,

nhạc tình sao lắm lời

...

Xin xích lại một lần bên tôi

Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi

Đến với tôi, hãy đến với tôi

Đừng yêu lính bằng lời


Như thế gọi là nhạc hiện thực được chưa?


Trúc Phương, Y Vân, Lâm Tuyền .. đều đã mất ở Việt Nam.

Đã có một thời, sống ở trong nước, người ta sợ cả gặp nhau, vì không muốn nghìn thấy nhau trong cảnh quá đỗi tang thương. Đôi khi nhge tin ai đó chết, người ta có thể chảy nước mắt khóc nhưng cũng có phần mừng cho người ấy không phải sống nữa.


Trúc Phương, Lâm Tuyền sống ra sao những ngày cuối đời?

Chúng ta không biết.

Nhưng giả thử biết thì chúng ta có thể làm gì cho họ?

Và giờ phút này đây, muốn gửi một đóa hoa tạ ơn chúng ta sẽ gửi về đâu?

Đến nay thì đã

Đắng cay nhiều quá

Thơ ngây đi mất trong bước buồn

Giờ mới hay



Nguyễn Đình Toàn

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2007

Nikon D40X

Về máy NIKON D40X

Grassofprairie ơi, còn chờ gì nữa!

Có nhiều ý kiến cho rằng D40 tốt hơn D40X. Tuy nhiên đồ digital ngày càng rẽ.

Xin các bạn tham khảo thông tin dưới đây. Theo tôi thì màu của NIKON trung thực hơn CANON, mặc dù CANON bắt sáng tốt hơn. Nhưng đây là máy thế hệ cũ.

Những thông tin này trích từ website của PHIL ASKEY.

Tuy nhiên ống kính theo máy thường là để chơi cho vui vì vậy các bạn chịu khó tốn thêm (một khoảng cũng khá bộn) để BẮT cái ống kính NIKKOR VR 18-200MM thì tuyệt. Đi đâu chỉ cần xách cái ống kính này là đủ, không cần lỉnh kỉnh mọi thứ.

Vì máy làm ở THÁI LAN, nên nếu mua ở Thái có lẽ rẽ hơn chừng 50 dol.

Bạn nào muốn biết thêm chi tiết hãy xem trang dưới đây.

http://www.dpreview.com/reviews/NikonD40X/

The Nikon D40 was announced just under four months ago, and yet here we are with a new version of that camera. The D40X has the same compact lightweight body and easy to use control layout, in fact the only external physical difference is the badge. Under the bonnet Nikon has swapped out the D40's six megapixel CCD for a ten megapixel unit, this also provides a lower base sensitivity of ISO 100 and must utilize dual readout because continuous shooting frame rate has gone up from 2.5 fps to 3.0 fps. Based on the specs and features this camera is clearly aiming to knock the EOS 400D (Digital Rebel XTi) off its pedestal.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2007

Entry for September 12, 2007

Linh vật của người Việt Nam

Từ trước đến nay, theo truyền thuyết, linh vật của người VN là con RỒNG. Nhiều nước Châu Á cũng giành con rồng, như Nam Triều Tiên có TRỐNG RỒNG. Người Việt Nam theo sử sách là một dân tộc thạo nghề biển (bây giờ thì lụt nghề rồi), hay xâm mình để lặn dưới nước.

Theo Bình Nguyên Lộc thì vật tổ của người Việt là một con vật giống con nai, cũng như Nhật Bản. Nhưng theo hình trên trống đồng thì tôi thấy lại giống con SAO LA.

Gần đây trên biển người ta bắt được những con cá rất lạ, phải chăng đây là CON RỒNG mà người VN mô phỏng.

Hãy nhìn thử cái đầu nó cũng có hai vây màu đỏ dài.

Trên sống lưng có vây như hình con rồng

Còn con này thì quá cỡ thợ mộc .

isan isaan thailand laos mekong phajanak

Hình này giống bậc thang trước đền Hùng ở Thảo cầm Viên

Set ut som drakarna på alla Wat i Thailand Naga

Entry for September 12, 2007

TRƯỜNG SAKURA mới đây.

Màu sặc sở quá!

Entry for September 12, 2007

CÁC BẠN XEM ẢNH NHÉ.