Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Âm nhạc đương đại Việt Nam

Mời các bạn thưởng thức âm nhạc đương đại Việt Nam. Hai clip này đã được phát trên VTV3 thì phải, và được gọi là âm nhạc ĐƯƠNG ĐẠI VN.
Để xem ý kiến người nghe, các bạn hãy vào youtube để coi.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Phở quát, cháo mắng....

Phở quát, cháo mắng Hà Nội

Hà Nội có những món ăn mới nghe đã nổi cả da gà như bún chửi, phở quát, cháo mắng. Đến đây, khách phải cun cút ăn, cấm xin thêm, miễn nói nhiều, không ngồi lâu, khỏi hỏi.

Bớt đi, xin thêm: Cút

Quán bún chửi nằm lọt thỏm trong khu chợ nhỏ ở phố Ngô Sỹ Liên, dưới chiếc ô thấp lè tè và vòi nước chảy rỉ rả. Tôi đang loay hoay không biết dựng xe thế nào, một giọng nữ chua như giấm réo rắt: “Ở đây không thừa chỗ để xe đâu, nếu không nhét xe vào đâu được để mà ngồi ăn thì cút ”.

Tôi và đồng nghiệp cố dựng chiếc xe, ngơ ngác chưa biết ngồi đâu, bà chủ quắc mắt: “Muốn ngồi rộng rãi lên Châu Long mà ăn, đây không có chỗ”. Ăn được non nửa bát nước xáo, chúng tôi xin thêm tô bún không, cô bồi bàn quằu quặu đi ra ngoài một lúc rồi buông lời trống không “hết”.

Cô bạn tôi xin thêm bát xì dầu, cô quay ngoắt lại quát: “Gọi lắm thế. Đã hết đâu mà xin. Ăn cho bằng hết đi rồi gọi”. Chạy bàn chưa dứt lời, bà chủ lại réo ông ổng vào trong: “Bảo hai chị xin thêm bún vừa rồi về đi, hết bún rồi, ngồi thêm năm phút tính thêm năm nghìn nữa”.

Chúng tôi ngơ ngác nhìn nhau vì đã kịp ăn xong đâu, thậm chí hai cốc trà đá vừa gọi ra cũng chưa kịp uống. Thế là vừa xách túi, ngậm tăm, vừa rút tiền trả vội nếu không tiếp tục bị ăn chửi.

Kể cả khách không có tiền lẻ để trả, cũng bị bà ta chửi cho té tát. Lúc này tôi mới kịp nhìn vào bàn để hàng, hai thúng bún vẫn đầy nguyên vẹn nhưng họ đuổi chúng tôi để đón mấy ông khách, thế cho nhanh.

Một món còn nổi tiếng hơn cả bún chửi là phở quát. Đến phở quát ở phố Bát Đàn tầm buổi trưa, thực khách phải xếp hàng rồng rắn. Đợi đến khi bưng được bát phở thì chân chùng gối mỏi, lọ mọ đi tìm chỗ ngồi.

Cung cách phục vụ cũng chẳng khác gì mấy quán bún chửi, cháo chửi, khách ăn cứ ăn, chửi cứ chửi, chẳng ai dám hé răng nói nửa câu. Khách nào ăn mặc điệu đà, ăn nói nhỏ nhẹ một chút thì bị chì chiết: “Khiếp điệu chảy nước”.

Còn tại phở quát phố Nguyễn Như Đổ, ông khách cạnh tôi muốn xin bát phở có ít bánh, chủ quán chừng mắt quát một thôi một hồi: “Không ăn được thì biến, ở đây không có xin thêm hay bớt”.

Cực chẳng đã tôi mới chửi

Theo thứ tự của những quán mang tiếng chửi, tôi tìm đến một quán cháo gà khá nổi tiếng trước đây ở Lý Quốc Sư. Khách vắng teo, tôi gọi mấy câu không thấy ai trả lời: Bấm chuông, không thấy ai. Một bà hàng xóm trễ kính xuống tận mũi, nhìn tôi: “Muốn ăn cháo hử. Lên khu nhà thờ ý”.

Tôi lại lên khu nhà thờ tìm quán cháo chửi. Lác đác vài khách, bà chủ quán ghếch chân lên ghế thu tiền. Hình như cô nhân viên làm ca tối chưa ngủ dậy. Chỉ có hai cô ca sáng đang nhẩn nha.

Một chị khá trẻ, được biết là con gái bà chủ, đang ngồi lọc xương, dáng vẻ hơi mệt mỏi. Tôi gọi một bát cháo ăn kèm trứng muối. Phải công nhận thịt gà ở đây ngon, không quá mềm không quá dai, ngọt mát. Chén hết bát cháo chẳng thấy ai chửi mắng gì, hơi chột dạ, tôi cố ăn nhanh để ra hỏi bà chủ quán vài câu.

Nhân lúc vắng khách, tôi lân la hỏi về tục của quán, bà chủ cười: “Cực chẳng đã tôi mới chửi chứ già rồi sức đâu mà chửi hả cô”. Cô con gái đế thêm: “Bọn chị mang tiếng lắm em ạ. Tầm 10 giờ đêm đổ về khuya, khách rất đông, đặc biệt là thanh niên.

Chúng nó kéo đến, ngồi tràn ra cả vỉa hè. Đợi lâu không thấy bưng cháo ra, chúng nó quát tháo ầm ĩ: “Này mụ già có bán không thì bảo”. Mẹ chị già từng này tuổi đầu còn bị mấy đứa trẻ con chửi là mụ nọ mụ kia, không mắng nó mới là chuyện lạ. Nhiều người không hiểu, cứ thổi phồng lên là cháo chửi”.

Không chấp nhận văn hóa chửi

Khi được hỏi vì sao bị chửi như vậy nhưng thực khách vẫn cắm cúi ăn, một số người già cho là họ thích cảnh chen lấn, chờ đợi khi đi ăn để nhớ lại thời bao cấp. Người thì bảo ăn đúng nơi mới sành điệu. Có người quái dị hơn cho rằng lâu dần thành quen, nếu thiếu những tiếng chửi đó như thức ăn thiếu muối.

Đến các quán bún chửi, cháo chửi, phở quát vào buổi trưa oi bức, nhìn cảnh mọi người chen lấn, chờ đợi mới thấu hiểu sự nhẫn nhịn của thực khách. Hầu như ai đến đây cũng thấm một câu phương châm không nghe, không thấy, không biết. Chờ đợi có được một suất ăn, cố chen lấn tìm được một chỗ ngồi nhưng không ai dám kêu ca phàn nàn.

Tôi có anh bạn, sau khi đi ăn phở quát một lần, về kêu trời kêu đất. Anh vốn là người Hà Nội gốc, rất sành ăn, được phong là bách khoa toàn thư về ẩm thực nhưng theo như lời anh nhận xét: “Anh không bao giờ đặt chân đến nơi này nữa. Không thể chấp nhận thứ văn hóa xin – cho trong khi bây giờ khách hàng là thượng đế.”

Ăn uống là thưởng thức, chứ cái kiểu ngồi ăn mà thần kinh căng thẳng như sợi dây đàn làm mất đi nét lịch sự của người Tràng An.
 
Theo Gia Đình và Xã Hội
 

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Tờ 100 Đô La mới

Tờ Giấy Bạc 100 USD Mới
Internet 2010/07/17

 

Ngày 21/04 vừa qua, đồng tiền 100 USD mới đã chính thức ra mắt công chúng tại Mỹ. Cùng nhìn lại lịch sử phát triển qua ảnh của tờ bạc 100 USD từ thời Cách mạng Mỹ đến nay.

 

 

Với mục đích ngăn chặn nạn làm giả, đồng 100 USD được thiết kế lại với nhiều chi tiết khó bắt chước hơn. Dự trù, đồng tiền này sẽ chính thức được đưa ra lưu hành từ ngày 10/02/2011.

 


Hãy nhìn lại lịch sử phát triển qua ảnh của tờ bạc 100 USD – đồng tiền có mệnh giá lớn nhất của nước Mỹ hiện lưu hành – từ thời Cách mạng Mỹ đến nay.

 

 

Trong thời kỳ Cách mạng Mỹ (thế kỷ 18), đồng Đô La Continental được phát hành để trang trải chi phí cho chiến tranh. Đồng bạc này được bảo đảm duy nhất bởi niềm tin vào chính quyền thời đó. Đồng Đô La Continental không in các hệ thống chống giả mạo, nhưng một số đồng bạc khác cùng thời do các tiểu bang của Mỹ phát hành có mang những dòng chữ cảnh cáo tội chết cho những kẻ in giả tiền.

 

 

Trong những năm đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, định chế gần với một ngân hàng trung ương nhất là « Bank of the United States ». Đầu tiên, ngân hàng này được Chính phủ Liên Bang trao quyền in tiền trong giai đoạn từ 1771-1811, tiếp đó là giai đoạn 1816-1836. Sau đó, « Bank of the United States » đã được chính quyền tiểu bang Pennsylvania trao quyền in tiền, phát hành tờ 100 USD như ở hình trên.

 

 

Trong khoảng thời gian giữa Cách mạng và Nội chiến Mỹ, tiền giấy do các nhà băng phát hành chiếm phần lớn lượng tiền giấy lưu thông ở nước này. Hệ thống tiền tệ này có xu hướng dẫn tới hiện tượng rút vốn ồ ạt tại các ngân hàng, vì các ngân hàng thường không có đủ vàng bạc để bảo đảm cho đồng tiền mà họ phát hành. Nhiều ngân hàng đã đổ vỡ, bao gồm ngân hàng Manual Labor Bank – ngân hàng phát hành tờ 100 USD này.

 

 

Trong thời Nội chiến, cả hai phe miền Bắc và miền Nam đều phát hành tiền giấy để có tiền chi cho cuộc chiến, dù tiền in ra không được bảo đảm bằng vàng hay bạc. Đây là tờ 100 USD do phe miền Bắc phát hành năm 1863.

 

 

Đây là đồng tiền 100 USD do phe miền Nam phát hành năm 1862 trong cuộc Nội chiến Mỹ. Sau khi phe miền Nam thất bại trong cuộc chiến này, đồng tiền do họ phát hành trở nên vô giá trị.

 

 

Sau Nội chiến, một số phe phái chính trị ở Mỹ chuộng vàng, trong khi một số khác lại chuộng bạc. Đồng 100 USD này được bảo đảm bằng bạc từ năm ... (?).

 

 

Được thiết lập từ thời Nội chiến, hệ thống Ngân Hàng Quốc Gia cho phép các ngân hàng được in và phát hành tiền theo thiết kế và định dạng của Chính phủ Liên Bang. Vào thời đó, đã có hơn 12000 ngân hàng cùng lúc được phát hành tiền. Tuy nhiên, vào năm 1935, hệ thống này đã bị huỷ bỏ. Đây là tờ 100 USD phát hành năm 1902 từ ngân hàng Dakota National Bank of Yankton.

 

 

Hệ thống Dự Trữ Liên Bang Mỹ đi vào hoạt động vào năm 1913 khi đạo luật Cục Dự trữ Liên Bang được thông qua. Vào năm 1914, FED phát hành đồng tiền đầu tiên, bao gồm tờ bạc 100 USD này.

 

 

Vào năm 1929, kích thước của đồng USD giảm từ 190×80 mm xuống 156×66 mm, kích thước của đồng tiền này ngày nay.

 

Dòng chữ « In God We Trust » được xử dụng lần đầu tiên trên đồng USD vào năm 1957, với tờ bạc 1 USD được bảo đảm bằng bạc. Tờ 100 USD bắt đầu mang dòng chữ này vào năm 1966.

 

 

Để tránh sự xuất hiện của những đồng bạc « siêu giả », tờ 100 USD đã được thiết kế lại vào năm 1996, với ảnh chân dung lớn hơn, cùng với hình in chìm và mực chuyển màu. Thiết kế này được duy trì cho tới lần điều chỉnh mới đây.

 

 

Tờ 100 USD với thiết kế mới được xem là một « tác phẩm » với phẩm chất cao. Đồng tiền này sẽ chính thức được đưa vào lưu hành vào ngày 10/02/2011.

 

http://www.congdongnguoiviet.fr/LinhTinh/1007ToGiay100USDh.htm

 

Tờ 100 Đô La mới

Tờ Giấy Bạc 100 USD Mới
Internet 2010/07/17

 

Ngày 21/04 vừa qua, đồng tiền 100 USD mới đã chính thức ra mắt công chúng tại Mỹ. Cùng nhìn lại lịch sử phát triển qua ảnh của tờ bạc 100 USD từ thời Cách mạng Mỹ đến nay.

 

 

Với mục đích ngăn chặn nạn làm giả, đồng 100 USD được thiết kế lại với nhiều chi tiết khó bắt chước hơn. Dự trù, đồng tiền này sẽ chính thức được đưa ra lưu hành từ ngày 10/02/2011.

 


Hãy nhìn lại lịch sử phát triển qua ảnh của tờ bạc 100 USD – đồng tiền có mệnh giá lớn nhất của nước Mỹ hiện lưu hành – từ thời Cách mạng Mỹ đến nay.

 

 

Trong thời kỳ Cách mạng Mỹ (thế kỷ 18), đồng Đô La Continental được phát hành để trang trải chi phí cho chiến tranh. Đồng bạc này được bảo đảm duy nhất bởi niềm tin vào chính quyền thời đó. Đồng Đô La Continental không in các hệ thống chống giả mạo, nhưng một số đồng bạc khác cùng thời do các tiểu bang của Mỹ phát hành có mang những dòng chữ cảnh cáo tội chết cho những kẻ in giả tiền.

 

 

Trong những năm đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, định chế gần với một ngân hàng trung ương nhất là « Bank of the United States ». Đầu tiên, ngân hàng này được Chính phủ Liên Bang trao quyền in tiền trong giai đoạn từ 1771-1811, tiếp đó là giai đoạn 1816-1836. Sau đó, « Bank of the United States » đã được chính quyền tiểu bang Pennsylvania trao quyền in tiền, phát hành tờ 100 USD như ở hình trên.

 

 

Trong khoảng thời gian giữa Cách mạng và Nội chiến Mỹ, tiền giấy do các nhà băng phát hành chiếm phần lớn lượng tiền giấy lưu thông ở nước này. Hệ thống tiền tệ này có xu hướng dẫn tới hiện tượng rút vốn ồ ạt tại các ngân hàng, vì các ngân hàng thường không có đủ vàng bạc để bảo đảm cho đồng tiền mà họ phát hành. Nhiều ngân hàng đã đổ vỡ, bao gồm ngân hàng Manual Labor Bank – ngân hàng phát hành tờ 100 USD này.

 

 

Trong thời Nội chiến, cả hai phe miền Bắc và miền Nam đều phát hành tiền giấy để có tiền chi cho cuộc chiến, dù tiền in ra không được bảo đảm bằng vàng hay bạc. Đây là tờ 100 USD do phe miền Bắc phát hành năm 1863.

 

 

Đây là đồng tiền 100 USD do phe miền Nam phát hành năm 1862 trong cuộc Nội chiến Mỹ. Sau khi phe miền Nam thất bại trong cuộc chiến này, đồng tiền do họ phát hành trở nên vô giá trị.

 

 

Sau Nội chiến, một số phe phái chính trị ở Mỹ chuộng vàng, trong khi một số khác lại chuộng bạc. Đồng 100 USD này được bảo đảm bằng bạc từ năm ... (?).

 

 

Được thiết lập từ thời Nội chiến, hệ thống Ngân Hàng Quốc Gia cho phép các ngân hàng được in và phát hành tiền theo thiết kế và định dạng của Chính phủ Liên Bang. Vào thời đó, đã có hơn 12000 ngân hàng cùng lúc được phát hành tiền. Tuy nhiên, vào năm 1935, hệ thống này đã bị huỷ bỏ. Đây là tờ 100 USD phát hành năm 1902 từ ngân hàng Dakota National Bank of Yankton.

 

 

Hệ thống Dự Trữ Liên Bang Mỹ đi vào hoạt động vào năm 1913 khi đạo luật Cục Dự trữ Liên Bang được thông qua. Vào năm 1914, FED phát hành đồng tiền đầu tiên, bao gồm tờ bạc 100 USD này.

 

 

Vào năm 1929, kích thước của đồng USD giảm từ 190×80 mm xuống 156×66 mm, kích thước của đồng tiền này ngày nay.

 

Dòng chữ « In God We Trust » được xử dụng lần đầu tiên trên đồng USD vào năm 1957, với tờ bạc 1 USD được bảo đảm bằng bạc. Tờ 100 USD bắt đầu mang dòng chữ này vào năm 1966.

 

 

Để tránh sự xuất hiện của những đồng bạc « siêu giả », tờ 100 USD đã được thiết kế lại vào năm 1996, với ảnh chân dung lớn hơn, cùng với hình in chìm và mực chuyển màu. Thiết kế này được duy trì cho tới lần điều chỉnh mới đây.

 

 

Tờ 100 USD với thiết kế mới được xem là một « tác phẩm » với phẩm chất cao. Đồng tiền này sẽ chính thức được đưa vào lưu hành vào ngày 10/02/2011.

 

http://www.congdongnguoiviet.fr/LinhTinh/1007ToGiay100USDh.htm

 

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Văn hóa....chửi và cái TỈNH TÌNH TINH

VĂN HÓA ... CHỬI

              Trong văn học Việt Nam, có bài Chửi Mất Gà nổi tiếng. Bài này hình được Chu Tử đề cập đầu tiên trong nhật báo SỐNG thì phải.

Bài này nghe đâu có rất nhiều dị bản, nào là miền Trung, rồi miền Nam...(bây giờ lục trên mạng mới thấy).

Chửi trong văn học
"Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi … bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám mới ghẹ ở, nó mới lạc ban sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ tay đánh cắp con gà mái ghẹ của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây này…

Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẫn còn. Sáng hôm nay con bà gọi nó nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia, mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh rút ruột ra... ".

(Đoạn chửi của bà già mất gà, trích Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan)

Nhưng không biết ai đã nghĩ ra từ VĂN HÓA CHỬI vậy không biết. Ở ngoài Hà Nội nổi tiếng có quán phở Quát, hay cháo Quát gì đó...Còn quán miến gà gần trường Tabert (bây giờ là trường Trần Đại Nghĩa) thì có hỗn danh là MIẾN CHỬI. Lâu quá không ghé nên không biết nghĩa là gì?

 

Dưới đây là ý kiến của một nhà văn (sau 75) cho rằng VN chưa có văn hóa...chửi.

Nguyễn Quang Lập (nhà văn)
"Tôi thấy ở xứ mình vẫn chưa có văn hóa chửi thật sự. Chửi ở đây là chửi một cách văn minh, không phải là dùng những từ ngữ thô tục, kém văn hóa để chứi bới nhau, mà là sử dụng lý lẽ sắc bén để nói lên sự thật. Điều này thì cũng tồn tại ở nước ta lâu rồi, các cụ nhà văn nhà thơ nổi tiếng ngày xưa như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ… chửi những người tham ô tham nhũng qua chính ngòi bút của mình rất hay đó chứ. Tôi nhớ ngày bé được nghe các bà ngoài hàng chợ Bắc chửi cũng rất thích, vì họ chửi nghe đúng, sâu và sắc bén lắm. Các nhà văn của ta bây giờ cũng chưa lưu tâm đến chuyện này, thường thì bất bình chuyện gì thì lên tiếng chửi vậy thôi, tùy hứng, dẫn đến người bị chửi cũng không thấy thuyết phục...".

Nói gì thì nói, chửi theo kiểu “ta” là phải có vần có điệu, lên bổng xuống trầm. Các cụ ta khi nói tới những vấn đề “tế nhị” thường dùng những ẫn dụ rất bóng bẩy. Lúc đọc thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, tới một cụm 3 từ, nguời thì đọc tỉ tì ti (vì cho chắc là nháy tiếng đàn) người thì cho là “tình tính tang”. Nhưng cuối cùng mới biết đó là “tỉnh tình tinh”. Đố các bạn biết TỈNH TÌNH TINH là cái gì.

 

         Bài thơ đưa cho người băng nhân
Tri âm xin tỏ mấy tri âm
Một tỉnh tình tinh suýt nữa nhầm
Lấp loáng hạt trai ngờ hổ phách
Mơ màng núc nác ngỡ vàng tâm
Bắn tin bướm nhạn hoa còn đỏ
Nghe nói vườn xuân sắc đã thâm
Nhắn nhủ bà hàng đừng dóng ghế
Bầu non kia đã phải ong châm

NGUYỄN KHUYẾN

Thì ra TỈNH TÌNH TINH là CÁI-MÀ-AI-CŨNG-BIẾT-MÀ-KHÔNG-AI-DÁM-NÓI....(ha ha)

Ca dao miền Bắc có câu “....Em dòn cái tỉnh tình tinh cũng dòn...” nghe rất thanh nhưng ý thì rất tục.

Tuy nhiên chửi như bà trong clip này, thì ....không có văn hóa.....chửi.

Bà thần này nói giọng NAM nhưng lại dùng từ không phải của miền Nam để mà xỉa xói, mắng mỏ người ta....

 

 

 

Một đoạn phim vừa được tung lên YouTube đang gây xôn xao cộng đồng mạng: một nhóm quay phim người nước ngoài quay một quán ăn ở Việt Nam có nuôi nhốt gấu thì bị bà chủ quán lao ra, rút dép quật túi bụi và mắng chửi ầm ĩ với lời lẽ hết sức thô tục.

Nhóm quay phim đó là những người cứu hộ động vật hoang dã. Đoạn phim chỉ 40 giây nhưng để lại trong người xem những cảm xúc ngổn ngang và trên hết là sự xấu hổ. Đoạn phim sau đó được bình luận trên một đài truyền hình nước ngoài. Và chắc chắn người xem trên toàn thế giới có thể biết câu chuyện diễn ra ở Việt Nam, về cách hành xử kém văn hóa, không chỉ với những người cứu hộ mà với cả các loài động vật hoang dã.

(NGUỒN: vietland)

 

 

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2010

Vắng như chùa Bà Đanh

Dưới đây là thông tin nhận được từ một người bạn. Xin chia xẻ cùng các bạn

Chùa Bà Đanh là một danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xa xưa vẫn gắn liền với câu thành ngữ nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”. Trên đường tìm đến ngôi chùa này, tôi cứ ngẫm nghĩ và tò mò mãi, không biết chùa Bà Đanh vắng vẻ, hiu quạnh thế nào mà dân gian lại lưu truyền như vậy?

“Vắng như chùa Bà Đanh”
 
Từ thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi cầu Quế khoảng hơn 1km, chúng tôi thấy chùa Bà Đanh thấp thoáng hiện ra sau những bóng cây. Ngôi chùa u tịch nhìn ra con sông Đáy trôi chảy hiền hòa. Bến nước của chùa Bà Đanh nằm thoai thoải bên bờ sông, các bậc đá màu xám ngà ngà nổi bật giữa màu xanh của cây cỏ và dòng nước phẳng lặng như gương.  
Chùa Bà Đanh hiện ra thấp thoáng sau những bóng cây
 
Con đường nhỏ dẫn vào chùa Bà Đanh rợp bóng nhãn, vải
Đi qua chiếc cầu treo Cấm Sơn khá bề thế bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường đê vắng vẻ, chúng tôi bắt gặp tấm biển bằng đá ghi “Di tích lịch sử văn hoá chùa Bà Đanh và núi Ngọc”.
 
Chùa Bà Đanh thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Từ núi Ngọc và từ chân đê, đi qua những đoạn đường nhỏ vắng lặng rợp bóng vải thiều, nhãn..., du khách sẽ thấy tam quan chùa Bà Đanh hướng về phía con sông Đáy thơ mộng.
 
Khoảng sân rộng được lát đá trồng nhiều loại cây như đa, hoàng lan, sứ… Những cây bưởi trĩu quả vỏ vàng tươi tắn, những cây táo ta sai quả gợi nên hình ảnh một cuộc sống thanh đạm mà trù phú. Đặc biệt, ngôi chùa trồng một cây đào tiên tán thấp có quả to, tròn và dẹt dẹt như bưởi nhưng vỏ nhẵn thín màu xanh bóng, chi chít đầy cành. 
Tam quan ngôi chùa
 
Một góc sân chùa u tịch
 
Chùa Bà Đanh gồm nhiều công trình như: nhà bái đường, nhà thượng điện, nhà rung đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ… Trên các cột và vì kèo chạm khắc tinh vi theo đề tài “Ngũ phúc”, “Tứ linh”, “Tùng mã”, “Mai điểu”…
 
Ngay gần đó là một bến nước lớn uy nghiêm nhưng vắng vẻ, trên các bậc lên xuống của bến nước, lá đa rụng đầy gợi không khí u tịch. Đứng trên bến nước, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, cái lặng yên nhắc cho trái tim mẫn cảm nhớ đến câu thơ của Trần Đăng Khoa: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.
 
Ngôi chùa của những truyền thuyết dân gian
 
Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (bao gồm Pháp Vân - mẹ Mây, Pháp Vũ - mẹ mưa, Pháp Lôi - mẹ Sấm, Pháp Điện - mẹ Chớp).
 
Lịch sử xây chùa Bà Đanh gắn liền với nhiều truyền thuyết lạ kỳ như tích về mẹ Phật Man Nương – được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp – vốn lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 
 
Một toà nhà trong tổng thể kiến trúc chùa Bà Đanh
 
Đến chùa Bà Đanh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo
 
Bến nước chùa Bà Đanh nằm bên con sông Đáy hiền hoà lá đa rụng đầy
 
Con rồng đá nơi Tam quan
Tượng Bà Chúa Đanh được thờ trong chùa tương truyền là một người con gái được các Thần phái về để trông coi vùng này. Từ khi nhân dân trong vùng xây xong chùa thì sản xuất thuận lợi, không còn thiên tai mất mùa, đời sống trở nên đầm ấm, trù phú. Do đó, trong tâm thức dân gian Bà Chúa Đanh chính là vị thần mùa màng, phù hộ cho nông nghiệp.
 
Nhiều người kể rằng do chùa Bà Đanh quá linh thiêng nên khách thập phương cũng ít dám ghé qua vì sợ nếu thất lễ sẽ bị trừng phạt. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chùa ở xa khu dân cư, cách trở núi sông, giao thông không thuận tiện nên ít người lui tới. Dù giải thích thế nào thì dường như nguồn gốc câu thành ngữ “Vắng như chùa Bà Đanh” vẫn là một bí ẩn!