Thứ Ba, 14 tháng 10, 2008

GIÁ XĂNG

Công thức tính giá xăng

1. Một lít xăng nhập khẩu đến cảng VN = (giá xăng thị trường Singapore 86 USD/thùng + cước vận chuyển + bảo hiểm)/159 + thuế nhập khẩu 5% + thuế tiêu thụ đặc biệt 10% = 10.646 đồng.

2. Chi phí từ kho đầu mối nhập khẩu đến cửa hàng bán lẻ: 700đ

3. Phí xăng dầu đối với xăng: 500đ

4. Thuế giá trị gia tăng: 10%

* Giá một lít xăng = 1 + 2 + 3 + 4 = 13.446đ

* Giá bán lẻ hiện nay tại thị trường VN: 16.500đ

Như vậy, một lít xăng hiện doanh nghiệp lãi: 16.500đ - 13.446đ = 3.054đ.

Ghi chú: Giá xăng thị trường Singapore ngày 13-10 là 86 USD/thùng, tỉ giá USD/VND ngày 13-10: 16.600 đồng, một thùng xăng = 159 lít.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=283086&ChannelID=11

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

TRỜI!

TRỜI ƠI, ....SAO "LỠ NÒNG LÀO"...

Nhưng mà không sao. "Phát huy tinh thần làm chủ tập thể, DÁM NGHĨ DÁM LÀM"....Rồi, "LÀM SAI DÁM SỬA"....

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=282698&ChannelID=10

TT - Theo một cán bộ văn hóa, việc phá hủy văn chỉ Vĩnh Xương là sự “phá hoại nghiêm trọng” đối với di tích văn hóa lịch sử tại Khánh Hòa.

Toàn bộ gạch cổ của văn chỉ Vĩnh Xương đã bị phá dỡ đưa vào Đồng Nai - Ảnh do Trung tâm Quản lý di tích danh lam thắng cảnh Khánh Hòa cung cấp

Ngày 10-10-2008, Sở Văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL) Khánh Hòa đã đến UBND tỉnh báo cáo về việc văn chỉ Vĩnh Xương (123 đường Phương Sài, phường Phương Sơn, TP Nha Trang) bị phá dỡ vào tháng 9-2008 theo nghị quyết của HĐND phường. Đồng thời sở cũng kiến nghị đề xuất chi ngân sách mua lại toàn bộ hiện vật đã bị đem bán đấu giá để khôi phục miếu thờ này (Tuổi Trẻ ngày 10-10).

Nỗi đau… phế tích

Vĩnh Xương (bao gồm khu vực từ Diên An của huyện Diên Khánh xuống TP Nha Trang hiện nay) là một trong năm huyện xưa kia của Khánh Hòa, đồng thời là một trong ba huyện vinh dự có “văn chỉ Vĩnh Xương” được xây dựng theo chỉ dụ của nhà vua (vào năm thứ 5 của triều vua Tự Đức - 1849). Đó là một biểu hiện cho niềm tự hào về truyền thống hiếu học của con người vùng đất Nha Trang xưa.

Theo Sở VH-TT&DL Khánh Hòa, căn cứ tiêu chí xếp hạng di tích thì văn chỉ Vĩnh Xương đủ các điều kiện để được công nhận là một di tích văn hóa. Thế nhưng suốt mấy chục năm qua, văn chỉ Vĩnh Xương đã bị bỏ ngoài “sổ sách” quản lý di tích văn hóa. UBND phường không thực hiện kiểm kê, báo cáo lên các cơ quan quản lý cấp trên theo đúng quy định và luật định.

Phó giám đốc Trung tâm Quản lý di tích danh lam thắng cảnh Khánh Hòa Nguyễn Văn Thích cho rằng việc phá dỡ miếu thờ đạo học là việc làm “rất bậy bạ và rất đau”. Bởi theo các thiết chế giáo dục xưa, hệ thống văn miếu quốc tử giám - văn miếu - văn chỉ - văn từ là một hệ thống tiêu biểu của nền giáo dục cổ. Ngoài các chức năng thờ tự, biểu hiện tinh thần hiếu học, khuyến học, tôn sư trọng đạo… thì đó cũng chính là hệ thống trường học đào tạo hiền tài, thầy đồ nho ở các cấp. Trong đó văn chỉ được coi như là một trường huyện trong hệ thống này.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thích, văn chỉ Vĩnh Xương có nhiều điểm có giá trị gấp mấy lần so với hai văn miếu khác hiện còn trên địa bàn tỉnh. Bởi toàn bộ hệ thống kiến trúc gồm giàn gỗ cột, kèo, đòn tay, trụ lỏng… đã được xây dựng cách đây trên cả trăm năm nhưng hầu như còn nguyên vẹn.

Trên các kiến trúc gỗ đó có chạm trổ rất nhiều họa tiết, hoa văn, chạm đầu rồng theo kiến trúc miếu đình cổ của người Việt rất đẹp và tinh xảo. Đặc biệt, phần đáy kê trụ lỏng đoạn xà ở chánh điện được khắc linh vật hình con tôm lần đầu tiên được tìm thấy ở Khánh Hòa. Ngay cả loại gạch ghè dùng xây văn chỉ Vĩnh Xương cũng là loại gạch cổ rất quý…

Nhưng giờ đây văn chỉ Vĩnh Xương đã trở thành một phế tích…

Phá di tích, bán “rẻ như cho”

Trong thực tế, suốt mấy chục năm qua văn chỉ Vĩnh Xương đã bị chính quyền địa phương chuyển công năng phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Cho đến trước ngày bị phá hủy, hai nhà tả, hữu của văn chỉ Vĩnh Xương được sử dụng để làm lớp học mẫu giáo và lớp học tình thương của phường. Còn miếu thờ phía bắc bị đem cho một gia đình bên cạnh thuê làm nhà kho…

Sau khi tỉnh có chủ trương đầu tư xây dựng trạm y tế mới, HĐND phường Phương Sơn đã có nghị quyết xin chuyển các lớp học thành trạm y tế. Trong hồ sơ đề nghị, phường không hề nói rõ là có cả phần chánh điện cổ của văn chỉ Vĩnh Xương. Đề nghị đó của phường đã được lãnh đạo UBND thành phố Nha Trang “chuẩn y”. Sau đó, toàn bộ di tích văn chỉ Vĩnh Xương sau khi phá dỡ đã bị đem ra bán đấu giá với giá khởi điểm 20 triệu đồng và đã bán được 23 triệu đồng.

Khi tiến hành đập dỡ văn chỉ Vĩnh Xương, theo chị Phạm Thị Hồng Khanh (50 tuổi) - con gái của ông Phạm Thanh - nguyên là ông từ (đã mất) của miếu thờ đạo học, mấy người mua di tích đã cho thu nhặt cả chiếc râu tôm khắc trong trụ gỗ bị gãy ra gói lại mang đi. Từng viên gạch cổ gỡ ra từ di tích cũng được gom nhặt (đến 8.000 viên) để xe di chuyển hết.

Sau đó toàn bộ di vật của văn chỉ Vĩnh Xương đã được những người trúng đấu giá bán lại cho một người ở tỉnh Đồng Nai. Theo các cán bộ văn hóa đã gặp người mua vừa nêu ở Đồng Nai, ông này cho biết đã chi ra 60 triệu đồng để nhờ tìm mua giàn gỗ nhà cổ về làm quán cà phê. Thế nhưng sau khi vừa nhận được giàn gỗ của văn chỉ Vĩnh Xương, qua một đêm bị mất ngủ không rõ vì sao, ông vội vàng thuê xe chở toàn bộ gỗ đem tặng lại một chùa ở Xuân Lộc (Đồng Nai) chứ không dám giữ lại sử dụng…

Giá đắt cho việc phục dựng

Vụ phá di tích, bán di vật văn chỉ Vĩnh Xương được một nhà nghiên cứu sử học ở địa phương phát hiện, vụ việc vỡ lỡ. UBND thành phố Nha Trang liền lập một tổ công tác truy tìm. Tổ công tác đã vào tận Đồng Nai để thương thảo với đại diện của chùa đang cất giữ toàn bộ di vật ấy. Đại diện của chùa đã đưa ra mức “tiền chuộc” là 220 triệu đồng - bao gồm nhiều chi phí phát sinh liên quan cùng thời hạn phải trả lời về việc mua bán này là 15 ngày, kể từ ngày hai bên thỏa thuận.

Ngay sau đó, Sở VH-TT&DL Khánh Hòa cùng UBND TP Nha Trang đã họp liên ngành và thống nhất kiến nghị UBND tỉnh xem xét, chi ngân sách nhà nước mua lại toàn bộ di vật để phục dựng văn chỉ Vĩnh Xương vừa bị đập phá chỉ hơn một tháng. Ngoài việc phải mua lại với chi phí gấp gần mười lần số tiền đã bán trước đó, chi phí phục dựng văn chỉ Vĩnh Xương chắc chắn còn cao hơn nhiều.

Theo Sở VH-TT&DL Khánh Hòa, văn chỉ Vĩnh Xương là “di tích của một nền giáo dục cổ đáng được trân trọng, giữ gìn”. Bởi “rất có giá trị về nhiều mặt như lịch sử truyền thống nền giáo dục cổ; về tín ngưỡng, tâm linh; về kiến trúc nghệ thuật cổ; về dấu tích khoa học kỹ thuật xây dựng cổ…”. Do đó, việc phục dựng là rất cần thiết.

PHAN SÔNG NGÂN

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2008

Về thơ LỤC BÁT

Trong khói sóng mênh mông

Có bóng người vô danh

Từ bên này sông Tiền

Qua bên kia sông Hậu

Mang theo chiếc độc huyền

Điệu thơ Lục Vân Tiên

Với câu chữ:

Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả

Tới Cà Mau - Rạch Giá

Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng

Muỗi vắt nhiều hơn cỏ

Chướng khí mù như sương

Thân không là lính thú

Sao chưa về cố hương?

Chiều chiều nghe vượn hú

Hoa lá rụng buồn buồn

Tiễn đưa về cửa biển

Những giọt nước lìa nguồn

Đôi tâm hồn cô tịch

Nghe lắng sầu cô thôn

Dưới trời mây heo hút

Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút

Điệu hò… ơ theo nước chảy chan hòa

Năm tháng đã trôi qua

Ray rứt mãi đời ta

Nắng mưa miền cố thổ

Phong sương mấy độ qua đường phố

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…

SƠN NAM - Hương rừng Cà Mau

NgườiViệt thường tự hào về thơ Lục Bát qua các tác phẩm như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên…Trước đây tôi vẫn lầm tưởng là Lục Bát là một thể thơ của ngườI Việt. Khi học ở DH Vạn Hạnh tôi có nghe hình như là Dương Nghiễm Mậu hay Doãn Quốc Sĩ có nói là ngườI Thái cũng có thơ lục bát. Từ đó, nhận thức của tôi đã thay đổi. Tôi nghĩ có lẽ Song thất Lục bát, còn gọilà Lục bát Giáng thất, sự giao duyên giữa Lục bát và Thất ngôn của Đường thi mớI là của ngườI Việt.

Riêng thơ lục bát, chỉ cần câu tám thôi cũng có đầy đủ tính chất như một bài Haiku của Nhật.

Các bạn hãy đọc tiểu luận dưới đây.

Lục bát và các dòng thơ lục bát
Inrasara

I. Lục bát

Lục bát, lâu nay ta hay có thói quen xem nó thuần Việt. Nhưng không. Đây là thể thơ gần như của chung các dân tộc Đông Nam Á. Bởi cơ cấu ngôn ngữ dị biệt nên “lục bát” mỗi nơi phát triển mỗi khác. Ngay từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII được ghi nhận là thời điểm ra đời của sử thi Akayet Dewa Mưno, lục bát Chăm đã rất chuẩn mực. Trước đó nữa, trong panwơc pađit ca dao Chăm, lục bát là thể thơ được độc quyền sử dụng. Chăm gọi nó là thể ariya. Thử xét qua lục bát Việt và Chăm.

1. Lục bát Chăm gieo vần lưng. Chữ thứ sáu dòng lục hiệp với chữ thứ tư dòng bát:

Thei mai mưng deh thei o

Drơh phik kuw lo yaum sa urang

Ai đến từ đằng kia xa

Giống người yêu ta riêng chỉ một người

Hiện tượng này cũng thấy trong ca dao Việt:

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn hái nụ tầm xuân

2. Ariya gieo cả vần bằng lẫn vần trắc. Ở trường hợp này, người Chăm gieo vần cũng khá linh hoạt, họ không nhất thiết cứ một cặp bằng rồi đến một cặp trắc. Có khi cả đoạn dài tác giả chỉ sử dụng độc vần bằng, nhưng đột hứng chúng ta thấy vần trắc xuất hiện:

Mai baik dei brei pha crong

Tangin dei tapong kauk luk mưnhưk

Bbuk ai tarung yuw harơk

Tangin dei pơk nhjwơh yuw tathi

Về đi em cho đùi gác

Bàn tay em vuốt, đầu xức dầu thơm

Tóc anh bù rối như rơm

Tay em vuốt thì mượt như lược chải

Đây là loại vần dù hiếm nhưng cũng có xuất hiện trong thơ ca dân gian Việt:

Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

Nhưng không như ở lục bát Việt, vần trắc tồn tại khá bình đẳng với vần bằng trong ariya Chăm. Thậm chí trong một bài thơ dài, nó gần như đứng xen kẽ.

3. Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết nên khác với lục bát Việt, số lượng tiếng được đếm trong ariya Chăm cũng khác. Có hai trường hợp xảy ra:

- Dạng đếm âm tiết: dòng lục gồm sáu âm tiết và dòng bát tám âm tiết, không lệ thuộc vào lượng chữ trong câu thơ.

- Dạng đếm theo lượng trọng âm của từ: Hiện tượng đọc lướt, nén chữ (compression), hay nuốt âm (elision) là chuyện bình thường gần như là thuộc tính của ngôn ngữ đa âm tiết, nhất là trong sáng tác thơ ca. Tiếng Chăm không là ngoại lệ. Dấu vết của cách đếm này cũng có mặt trong vài bài ca dao Việt xưa:

Mình nói dối ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ ta thấy con mình bò

Con mình những trấu cùng tro

Ta đi xách nước tắm cho con mình

Nhưng khi lục bát Việt phát triển ổn định, nó dừng lại ở 6-8. Các cách tân sau này không quan tâm đến lượng âm tiết trong câu mà đặt nặng ở vắt dòng và nhất là ngắt nhịp. Thì lục bát Chăm vẫn phát triển theo kiểu trương nở.

4. Về thanh điệu: Cũng như thanh điệu trong lục bát Việt xưa, ariya Chăm phát triển khá linh hoạt. Linh hoạt cả khi thanh điệu của lục bát Việt ổn định ở: Bằng Trắc Bằng / Bằng Trắc Bằng Bằng. Lục bát Việt khi xưa có vần trắc. Và khi bài thơ hơn hai cặp lục bát có lối gieo cả vần bằng lẫn trắc thì chúng mang dáng dấp của thể song thất lục bát.

Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đàng nào

5. Ngoài các thể lục bát kể trên, người Chăm còn có thể pauh catwai (biến thể từ ariya) mà mỗi cặp lục bát đều đứng biệt lập như một bài thơ hoàn chỉnh với đầy đủ ý nghĩa, được kết nối liên hoàn đến cả mấy trăm câu mà vẫn thống nhất qua giọng điệu, tư tưởng. Hình thức không khác mấy so với Choka (trường ca) của Nhật (Choka là Shika: 5-7 âm được kết nối liên hoàn).

6. Đến nay, các nhà nghiên cứu chưa thể khẳng định thời điểm ra đời của lục bát, càng không biết dân tộc nào khai sinh ra nó nữa. Nhưng điều chắc chắn là có sự ảnh hưởng và tác động qua lại. Từ thập niên 50 của thế kỉ trước, giới làm thơ Chăm có sáng tác theo thể lục bát thuần Việt: ổn định, chỉ gieo vần bằng và hiệp vần ở chữ thứ 6 dòng bát. Dù vậy, cái khung của ngôn ngữ đa âm tiết vẫn chưa hết “gò bó” thể ariya Chăm. Để nó không bao giờ hết là nó, nghĩa là đặc trưng Chăm.

(Phần I này lược tóm từ: “So sánh lục bát Chăm – Việt”, Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, số 09.2001).

II. Các dòng/ khuynh hướng lục bát Việt

Không kể các tác phẩm cổ điển sáng tác theo thể lục bát như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,… lục bát hiện đại Việt Nam phát triển theo 4 dòng chính.

- Dòng lục bát dân gian, mà lục bát Nguyễn Bính là rất tiêu biểu. Nhịp thơ nhịp nhàng, ngôn ngữ dung dị dễ hiểu, hình ảnh thơ quen thuộc và gần gũi với đời sống thôn quê Việt Nam. Rất gần với ca dao. Sau Nguyễn Bính, đã có nhiều nhà thơ đi theo và phát triển xu hướng lục bát này, Đồng Đức Bốn đậm hơn cả.

- Dòng lục bát trí tuệ. Có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận thời Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Mới mẻ ở đề tài và ý tưởng, ngôn từ trí tuệ và chắt lọc bên cạnh là độ nén của ý thơ tạo nên thứ thi pháp rất hiện đại.

- Dòng lục bát huyền ảo. Dòng này nẩy nở và phát triển mạnh ở miền Nam thời sáng tác [và ảnh hưởng] Phật giáo thịnh hành: Huy Tưởng, Tuệ Mai và nhất là Phạm Thiên Thư với Động hoa vàng (1973) và Trại hoa đỉnh đồi (1975). Ngôn ngữ thơ mơ mơ hồ hồ bên cạnh hình ảnh mông lung, ý tưởng thiếu rành mạch, tạo một cảm giác miên man, mong manh, huyền ảo. Bài thơ đôi lúc chuyển nhịp khá bất ngờ.

- Dòng lục bát hậu hiện đại. Mở đầu bằng Bùi Giáng. Sáng tác của ông giai đoạn sau, nhất là các bài thơ mà tỉ lệ từ Hán Việt lấn át. Có khi bài thơ chỉ là một chuỗi liên hệ âm, thanh, vần, phép nói lái trong ngôn ngữ nối tiếp hoặc chồng chéo lên nhau, lồng vào nhau như thể một ma trận chữ vô nghĩa; rồi cả chuỗi hình ảnh, ý nghĩ dẫm đạp lên nhau, xô đẩy, nhảy cóc rối tù mù. Bài “Ngẫu hứng” đã được Nguyễn Hưng Quốc bình rất độc đáo.

Một hôm gầu guốc gầm ghì

Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm

Bôm ha? đạn hả? bao gồm

Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen.

Sau Bùi Giáng, ta thấy Nguyễn Duy sáng tác theo xu hướng này, nhưng không đậm bằng. Các bạn trẻ Sài Gòn sau đó đẩy lục bát hậu hiện đại đi xa hơn nữa.

Bên cạnh bốn dòng trên, ta còn thấy sự thể Du Tử Lê đã cố ý cắt nát lục bát bằng các dấu chấm, phẩy, gạch chéo… để tạo nhịp mới, nhịp chỏi cho thể thơ vốn khá mềm mại này – một cố ý thuần kĩ thuật.

Nằm nghe - chăn gối rơi. Cùng

tháng năm bằn bặt.- Phật còn ở không

Tôi nhìn - tôi rất chon von

núi non âm bản. - rừng son vẽ.- Buồn

Hôm nói chuyện ở Lớp Cử nhân tài năng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh vào năm 2006, một sinh viên tụng ca lục bát Đồng Đức Bốn, bị tôi hỏi vặn: bạn đã đọc lục bát Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư chưa? Câu trả lời là - chưa! Tôi nói: thế thì bạn chưa thể bàn về lục bát được. Đơn giản, nếu là độc giả phổ thông, bạn có thể cảm [cúm, mạo] nhận hay khen chê tùy hứng, nhưng khi bạn đang ngồi giảng đường để trở thành người đọc chuyên nghiệp ở thì tương lai (nhà phê bình, giáo viên dạy văn,…) thì bạn cần đọc hệ thống, nghĩa là phải nhận diện thơ lục bát trong tiến trình của nó. Không thể khác.

Trên đây, tôi chỉ phân loại mang tính gợi ý. Đề tài gợi mở nhiều hướng nghiên cứu rộng và sâu hơn.

http://www.vannghesongcuulong.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=8568&LOAIID=33&LOAIREF=1&TGID=730

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2008

The spirit of OLYMPIC

Tinh thần Thế vận hội
Đã bị Giết chết

Bài của Alexander McCall Smith

Ngày 18-8-2008

Permanent Link

Tôi hy vọng rằng những người dân Trung Quốc thích thú với Thế vận hội Olympic của mình. Nhưng một khi họ thưởng thức xong rồi, mọi người đã ngừng lại và trở về nhà, tôi nghĩ có điều gì đó cần phải được thực hiện để cải tổ hoạt động Olympic. Tôi nghi ngại rằng có nhiều người cảm thấy kinh tởm bởi những gì đã diễn ra trong Thế vận hội song lại không muốn nói huỵch toẹt ra vì họ e là sẽ bị coi là kẻ phá đám.

Có cái gì không ổn đối với Thế vận hội Olympic? Câu trả lời ngắn gọn là: tất cả mọi thứ. Thế nhưng bản thân nó có thể đã được bắt đầu với tinh thần tụ hội. Thể thao thường đúng như cái tên đã được gợi nên của mình: một hoạt động thể chất được cam kết trong một tinh thần vui chơi. Những cuộc thi đấu quá nặng, nguy hiểm chết người không phải là những gì mà thể thao hướng tới. Thể thao là một hoạt động phổ biến nhằm lôi cuốn người dân lại với nhau trong một niềm vui chung. Nó để cho con người có được mối giao tiếp với nhau và trau dồi cá tính cho những người cùng tham gia. Thể thao đã làm cho mọi người tốt,khỏe, vui hơn - và vẫn đang làm như thế.

Thế vận hội Olympic, than ôi!, đã trở nên trái ngược với tất cả những điều này. Sự thối nát đã được trở thành cái mốt với Thế vận hội Berlin [1] bị chính trị hóa như một định mệnh, khi Hitler đã sử dụng Olympic trong một nỗ lực chứng tỏ sức mạnh vượt trội của nước Đức. May mắn thay, y đã bị ngáng trở, và chiến thắng của lực sĩ người Mỹ gốc Phi Jesse Owens [2] là một cú phóng lao tuyệt vời vào mắt Goebbels [3]. Thế nhưng hạt giống đã bị gieo mầm, và đã được hăng hái cày xới bởi Liên bang Sô viết trong suốt Cuộc chiến tranh Lạnh. Chủng loại con người sô-viết quyết chí cho chúng ta thấy những nét ưu tiệt của chủ nghĩa cộng sản bằng sự vượt trội trong thể thao. Và chúng ta hết thảy đều biết chuyện ấy đã dẫn tới đâu: tới cái nhà kính trồng cây để huấn luyện những trẻ em đã được chọn lựa để trở thành các lực sĩ, tới sự không tôn trọng các luật lệ có tính nguyên tắc của thể thao nghiệp dư, và, đương nhiên, tới sự hoài nghi rằng một số trong những nữ lực sĩ Sô-viết cường tráng đó không hoàn toàn đúng như những gì mà họ đã tự cho là như thế.

Người Mỹ đã bước vào cuộc thi tai hại này với niềm vui đầy hăng hái và sung mãn, và Olympic đã trở thành một thứ thay thế cuộc đua thời gian. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, các lực sĩ đã được hưởng lợi từ học bổng của trường đại học, là thứ cho phép các vận động viên chuyên nghiệp giả trang thành nghiệp dư [4]. Các quốc gia khác cũng đã thường xuyên thực hiện những phương cách tương tự. Chẳng còn ai là trong sáng ngời ngời nữa.

Sự nhấn mạnh trước đây về tính nghiệp dư, về sau đã bị loại khỏi hiến chương Olympic, nó có nghĩa rằng tính không trung thực đã trở nên một thứ được ghi nhận vào trong chính cơ cấu của hoạt động Olympic. Một khi tính nhà nghề được chấp nhận, khi ấy mọi người có thể không bị hạn chế trước thực tế là họ đã thực sự là những lực sĩ chuyên nghiệp, luôn luôn và dễ dàng nói dối về tình trạng nghiệp dư của mình. Nhưng những gì xảy ra sau đó đã là hình mẫu khác cho biểu hiện sửa đổi sai lạc đã đi tới mối bất hòa. Điều này đã trở thành một thứ tham nhũng có tính chất lừa gạt và mạnh mẻ hơn so với bất cứ thứ gì ta được chứng kiến trước đây, và nó đã đi vào hình thức thương mại.

Sự bảo trợ thương mại đối với các lực sĩ là rất quan trọng ở các quốc gia nơi mà các chính phủ rất miễn cường chi phí cho thể thao. Mọi người đều biết về sự giải cứu tài chính của chính phủ cho Thế vận hội Sydney, song không phải tất cả các chính phủ đều chu cấp hậu hĩ; Chính phủ Mỹ dĩ nhiên là không làm cách này. Cho nên điều đó có nghĩa rằng một số lực sĩ sẽ cần lôi cuốn sự ủng hộ có tính thương mại nếu như họ ở vào một vị thế phải dành toàn bộ thời gian của mình cho luyện tập. Nhưng nếu lối trợ giúp có tính thương mại này là rất hào phóng và độ lượng – như nó thường là vậy – thế rồi các lực sĩ đó sẽ có một ưu thế cao hơn những ai ít được hổ trợ một cách rộng rãi. Các trung tâm huấn luyện, trang thiết bị, vật lý trị liệu v.v.. có thể là rất đắt đỏ.

Chúng ta liệu có thực sự muốn xem một trận đấu mà một trong những yếu tố mang tính quyết định - nếu không phải chỉ có một yếu tố quyết định - sẽ là có bao nhiêu tiền đã được đổ vào một đội tuyển đặc biệt? Và chúng ta có thực sự muốn một tình huống chắc chắn xảy đến, nơi mà những đội tuyển Olympic có khả năng nhất lại được sở hữu bởi các tập đoàn đa quốc gia? Khi đó liệu các lực sĩ có thể sẽ bảo: "Tôi chạy cho cái công ty đó", thay vì bảo "tôi chạy vì đất nước tôi"?

Đưa các quốc gia vào trong sự đánh đồng để được ngang nhau quả là khó khăn với chính họ. Tôi chưa từng được hiểu tại sao những môn thể thao lại cần phải là một vấn đề của chủ nghĩa dân tộc, song đó lại là những gì mà chúng đã trở thành. Các quốc gia cảm thấy rằng họ phải thi đua không ngừng để được tham dự thế vận hội, mà không quan tâm tới việc điều này làm cho họ phải trả giá như thế nào. Cái cung cách là làm sao phải có được một lời tán tụng về tài năng và thành tích cá nhân đã trở thành một thể chế tham lam ngấu nghiến tiền của công chúng và khuyến khích cho lối hoang phí ngông cuồng. Tham dự Olympic có ý nghĩa này cho một quốc gia: đó là gận hội Olympic hay một tập hợp những thư vợc cấp vốn khác. Bạn thiên về điều nào: Thế vận hội Olympic hay một tập hợp những thư viện, phòng hòa nhạc, bệnh viện khang trang?

Olympic cũng cổ vũ cho hình thái thô thiển bậc nhất của chủ nghĩa dân tộc ầm ĩ, ngạo mạn và hoan hỉ. Thành tích cá nhân tỏ ra không còn có vị trí đặc biệt nữa: nó trở thành một câu hỏi lớn hơn là có bao nhiêu huy chương mà mỗi quốc gia đã giành được. Thế nhưng tại sao các lực sĩ lại cần phải tranh đua dưới lá cờ tổ quốc mình? Tại sao không làm cho Thế vận hội trở thành một cuộc thi của những cá nhân thôi, với mỗi quốc gia sẽ được quyền đưa tới một số lượng đấu thủ nào đó rồi họ sẽ được đề cử với tư cách như dân chúng, chứ không phải là con tốt thí cầm cờ? [5]

Tiếp theo là vấn đề về những thiệt hại rõ ràng đối với hành tinh mà Thế vận hội Olympic gây ra. Có bao nhiều là bê tông được đổ vào cho cái tên của một Olympic hiện đại? Có bao nhiên tấn carbon dioxide thải vào khí quyển trong cuộc theo đuổi cái món phù hoa này? Có bao nhiêu người dân nghèo khổ phải bỏ nhà ra đi để nhường chỗ cho những sân vận động hoành tráng phô trương và những khách sạn Olympic?

Thực tế không mấy dễ chịu của vấn đề là các Thế vận hội Olympic đang gây nên những thiệt hại trường cửu và lớn lao một cách không thích hợp đối với hành tinh này đúng vào thời điểm khi chúng ta cần phải tìm cách thực hiện mọi điều trên một quy mô nhỏ bé hơn, khiêm nhường nhất. Chúng khích lệ đầu óc con buôn hùng hổ vào một thời điểm khi mà chúng ta đang cần cố gắng khẳng định những giá trị con người hơn là những giá trị của các tập đoàn khổng lồ. Chúng là một thảm họa trong mọi ý nghĩa.

Câu trả lời là gì? Ít nhất chúng ta cần phục hồi một đặc tính thể thao thích đáng hơn và khiêm nhường nhất. Thế vận hội phải được dẫn dắt trên một quy mô nhỏ và mang tính nhân bản. Các vật biểu trưng và sự hãnh diện vênh váo cần được tránh xa để chọn lấy việc tuyên dương thành tích cá nhân. Nói ngắn gọn, con quái vật này cần phải trở lại thành con người.

Cuốn sách gần đây nhất của Alexander McCall Smith là cuốn The Unbearable Lightness of Scones (Nhà xuất bản Polygon) và cuốn The Comfort of Saturdays (Nhà xuất bản Little, Brown).

[1] Olympic lần thứ 11

[2] Jesse Owens (1913-1980): tham gia Olympic Berlin 1936, giành 4 huy chương vàng chạy cự ly 100m, 200m, nhảy xa, chạy tiếp sức (wilipedia)

[3] Goebbels (1897-1945): Bộ trưởng Tuyên truyền Đức quốc xã, với câu nói nổi tiếng 'điều phi lý nói mãi rồi người ta cũng tin'.

[4] " ...Coubertin và tổ chức IOC dự tính từ ban đầu là thế vận hội Olympic chỉ dành cho những vận động viên nghiệp dư. Tính chất không chuyên được xác định bởi sự tôn trọng triệt để với luật không chuyên, một luật lệ có từ thế kỷ 19 làm nền tảng để ngăn không cho các vận động viên chuyên nghiệp tham gia trong các môn thể thao như bơi thuyềnquần vợt..." (wikipedia-vn)

[5] "... Mặc dù Hiến chương Olympic, luật chính thức của Ủy ban Olympic, tuyên bố rằng Olympic là cuộc thi giữa các cá nhân và không phải là giữa các quốc gia nhưng IOC lại phân công các NOC có nhiệm vụ tuyển chọn riêng các đội tuyển Olympic quốc gia..." (wikipedia-VN)

The spirit of OLYMPICS?

Tinh thần Thế vận hội
Đã bị Giết chết

Bài của Alexander McCall Smith

Ngày 18-8-2008

Permanent Link

Tôi hy vọng rằng những người dân Trung Quốc thích thú với Thế vận hội Olympic của mình. Nhưng một khi họ thưởng thức xong rồi, mọi người đã ngừng lại và trở về nhà, tôi nghĩ có điều gì đó cần phải được thực hiện để cải tổ hoạt động Olympic. Tôi nghi ngại rằng có nhiều người cảm thấy kinh tởm bởi những gì đã diễn ra trong Thế vận hội song lại không muốn nói huỵch toẹt ra vì họ e là sẽ bị coi là kẻ phá đám.

Có cái gì không ổn đối với Thế vận hội Olympic? Câu trả lời ngắn gọn là: tất cả mọi thứ. Thế nhưng bản thân nó có thể đã được bắt đầu với tinh thần tụ hội. Thể thao thường đúng như cái tên đã được gợi nên của mình: một hoạt động thể chất được cam kết trong một tinh thần vui chơi. Những cuộc thi đấu quá nặng, nguy hiểm chết người không phải là những gì mà thể thao hướng tới. Thể thao là một hoạt động phổ biến nhằm lôi cuốn người dân lại với nhau trong một niềm vui chung. Nó để cho con người có được mối giao tiếp với nhau và trau dồi cá tính cho những người cùng tham gia. Thể thao đã làm cho mọi người tốt,khỏe, vui hơn - và vẫn đang làm như thế.

Thế vận hội Olympic, than ôi!, đã trở nên trái ngược với tất cả những điều này. Sự thối nát đã được trở thành cái mốt với Thế vận hội Berlin [1] bị chính trị hóa như một định mệnh, khi Hitler đã sử dụng Olympic trong một nỗ lực chứng tỏ sức mạnh vượt trội của nước Đức. May mắn thay, y đã bị ngáng trở, và chiến thắng của lực sĩ người Mỹ gốc Phi Jesse Owens [2] là một cú phóng lao tuyệt vời vào mắt Goebbels [3]. Thế nhưng hạt giống đã bị gieo mầm, và đã được hăng hái cày xới bởi Liên bang Sô viết trong suốt Cuộc chiến tranh Lạnh. Chủng loại con người sô-viết quyết chí cho chúng ta thấy những nét ưu tiệt của chủ nghĩa cộng sản bằng sự vượt trội trong thể thao. Và chúng ta hết thảy đều biết chuyện ấy đã dẫn tới đâu: tới cái nhà kính trồng cây để huấn luyện những trẻ em đã được chọn lựa để trở thành các lực sĩ, tới sự không tôn trọng các luật lệ có tính nguyên tắc của thể thao nghiệp dư, và, đương nhiên, tới sự hoài nghi rằng một số trong những nữ lực sĩ Sô-viết cường tráng đó không hoàn toàn đúng như những gì mà họ đã tự cho là như thế.

Người Mỹ đã bước vào cuộc thi tai hại này với niềm vui đầy hăng hái và sung mãn, và Olympic đã trở thành một thứ thay thế cuộc đua thời gian. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, các lực sĩ đã được hưởng lợi từ học bổng của trường đại học, là thứ cho phép các vận động viên chuyên nghiệp giả trang thành nghiệp dư [4]. Các quốc gia khác cũng đã thường xuyên thực hiện những phương cách tương tự. Chẳng còn ai là trong sáng ngời ngời nữa.

Sự nhấn mạnh trước đây về tính nghiệp dư, về sau đã bị loại khỏi hiến chương Olympic, nó có nghĩa rằng tính không trung thực đã trở nên một thứ được ghi nhận vào trong chính cơ cấu của hoạt động Olympic. Một khi tính nhà nghề được chấp nhận, khi ấy mọi người có thể không bị hạn chế trước thực tế là họ đã thực sự là những lực sĩ chuyên nghiệp, luôn luôn và dễ dàng nói dối về tình trạng nghiệp dư của mình. Nhưng những gì xảy ra sau đó đã là hình mẫu khác cho biểu hiện sửa đổi sai lạc đã đi tới mối bất hòa. Điều này đã trở thành một thứ tham nhũng có tính chất lừa gạt và mạnh mẻ hơn so với bất cứ thứ gì ta được chứng kiến trước đây, và nó đã đi vào hình thức thương mại.

Sự bảo trợ thương mại đối với các lực sĩ là rất quan trọng ở các quốc gia nơi mà các chính phủ rất miễn cường chi phí cho thể thao. Mọi người đều biết về sự giải cứu tài chính của chính phủ cho Thế vận hội Sydney, song không phải tất cả các chính phủ đều chu cấp hậu hĩ; Chính phủ Mỹ dĩ nhiên là không làm cách này. Cho nên điều đó có nghĩa rằng một số lực sĩ sẽ cần lôi cuốn sự ủng hộ có tính thương mại nếu như họ ở vào một vị thế phải dành toàn bộ thời gian của mình cho luyện tập. Nhưng nếu lối trợ giúp có tính thương mại này là rất hào phóng và độ lượng – như nó thường là vậy – thế rồi các lực sĩ đó sẽ có một ưu thế cao hơn những ai ít được hổ trợ một cách rộng rãi. Các trung tâm huấn luyện, trang thiết bị, vật lý trị liệu v.v.. có thể là rất đắt đỏ.

Chúng ta liệu có thực sự muốn xem một trận đấu mà một trong những yếu tố mang tính quyết định - nếu không phải chỉ có một yếu tố quyết định - sẽ là có bao nhiêu tiền đã được đổ vào một đội tuyển đặc biệt? Và chúng ta có thực sự muốn một tình huống chắc chắn xảy đến, nơi mà những đội tuyển Olympic có khả năng nhất lại được sở hữu bởi các tập đoàn đa quốc gia? Khi đó liệu các lực sĩ có thể sẽ bảo: "Tôi chạy cho cái công ty đó", thay vì bảo "tôi chạy vì đất nước tôi"?

Đưa các quốc gia vào trong sự đánh đồng để được ngang nhau quả là khó khăn với chính họ. Tôi chưa từng được hiểu tại sao những môn thể thao lại cần phải là một vấn đề của chủ nghĩa dân tộc, song đó lại là những gì mà chúng đã trở thành. Các quốc gia cảm thấy rằng họ phải thi đua không ngừng để được tham dự thế vận hội, mà không quan tâm tới việc điều này làm cho họ phải trả giá như thế nào. Cái cung cách là làm sao phải có được một lời tán tụng về tài năng và thành tích cá nhân đã trở thành một thể chế tham lam ngấu nghiến tiền của công chúng và khuyến khích cho lối hoang phí ngông cuồng. Tham dự Olympic có ý nghĩa này cho một quốc gia: đó là gận hội Olympic hay một tập hợp những thư vợc cấp vốn khác. Bạn thiên về điều nào: Thế vận hội Olympic hay một tập hợp những thư viện, phòng hòa nhạc, bệnh viện khang trang?

Olympic cũng cổ vũ cho hình thái thô thiển bậc nhất của chủ nghĩa dân tộc ầm ĩ, ngạo mạn và hoan hỉ. Thành tích cá nhân tỏ ra không còn có vị trí đặc biệt nữa: nó trở thành một câu hỏi lớn hơn là có bao nhiêu huy chương mà mỗi quốc gia đã giành được. Thế nhưng tại sao các lực sĩ lại cần phải tranh đua dưới lá cờ tổ quốc mình? Tại sao không làm cho Thế vận hội trở thành một cuộc thi của những cá nhân thôi, với mỗi quốc gia sẽ được quyền đưa tới một số lượng đấu thủ nào đó rồi họ sẽ được đề cử với tư cách như dân chúng, chứ không phải là con tốt thí cầm cờ? [5]

Tiếp theo là vấn đề về những thiệt hại rõ ràng đối với hành tinh mà Thế vận hội Olympic gây ra. Có bao nhiều là bê tông được đổ vào cho cái tên của một Olympic hiện đại? Có bao nhiên tấn carbon dioxide thải vào khí quyển trong cuộc theo đuổi cái món phù hoa này? Có bao nhiêu người dân nghèo khổ phải bỏ nhà ra đi để nhường chỗ cho những sân vận động hoành tráng phô trương và những khách sạn Olympic?

Thực tế không mấy dễ chịu của vấn đề là các Thế vận hội Olympic đang gây nên những thiệt hại trường cửu và lớn lao một cách không thích hợp đối với hành tinh này đúng vào thời điểm khi chúng ta cần phải tìm cách thực hiện mọi điều trên một quy mô nhỏ bé hơn, khiêm nhường nhất. Chúng khích lệ đầu óc con buôn hùng hổ vào một thời điểm khi mà chúng ta đang cần cố gắng khẳng định những giá trị con người hơn là những giá trị của các tập đoàn khổng lồ. Chúng là một thảm họa trong mọi ý nghĩa.

Câu trả lời là gì? Ít nhất chúng ta cần phục hồi một đặc tính thể thao thích đáng hơn và khiêm nhường nhất. Thế vận hội phải được dẫn dắt trên một quy mô nhỏ và mang tính nhân bản. Các vật biểu trưng và sự hãnh diện vênh váo cần được tránh xa để chọn lấy việc tuyên dương thành tích cá nhân. Nói ngắn gọn, con quái vật này cần phải trở lại thành con người.

Cuốn sách gần đây nhất của Alexander McCall Smith là cuốn The Unbearable Lightness of Scones (Nhà xuất bản Polygon) và cuốn The Comfort of Saturdays (Nhà xuất bản Little, Brown).

Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008

[1] Olympic lần thứ 11

[2] Jesse Owens (1913-1980): tham gia Olympic Berlin 1936, giành 4 huy chương vàng chạy cự ly 100m, 200m, nhảy xa, chạy tiếp sức (wilipedia)

[3] Goebbels (1897-1945): Bộ trưởng Tuyên truyền Đức quốc xã, với câu nói nổi tiếng 'điều phi lý nói mãi rồi người ta cũng tin'.

[4] " ...Coubertin và tổ chức IOC dự tính từ ban đầu là thế vận hội Olympic chỉ dành cho những vận động viên nghiệp dư. Tính chất không chuyên được xác định bởi sự tôn trọng triệt để với luật không chuyên, một luật lệ có từ thế kỷ 19 làm nền tảng để ngăn không cho các vận động viên chuyên nghiệp tham gia trong các môn thể thao như bơi thuyềnquần vợt..." (wikipedia-vn)

[5] "... Mặc dù Hiến chương Olympic, luật chính thức của Ủy ban Olympic, tuyên bố rằng Olympic là cuộc thi giữa các cá nhân và không phải là giữa các quốc gia nhưng IOC lại phân công các NOC có nhiệm vụ tuyển chọn riêng các đội tuyển Olympic quốc gia..." (wikipedia-VN)

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2008

Đi NHA TRANG (How to go to NHA TRANG)

TẶNG CÁC BẠN NÀO “TỪNG” Ở NHA TRANG

 

Hiện giờ, chúng ta có thể đi NHA TRANG bằng nhiều cách:

XE ĐÒ (ngồi phê à nghe),

XE RIÊNG (Bây giờ thi nhiều),

MÁY BAY, XE GẮN MÁY (bây giờ chia làm 2 loạI là Xe máy- nhỏ hơn 50cc-    xe mô tô –trên 50cc). Trước đây XE MÁY là “xe đạp”.

 

Và XE LỬA. Thường đi từ ga Sài Gòn. (ảnh trên)

Vì đi vào ban đêm (khởi hành lúc khoảng 8:30, theo lịch trình thì sẽ đến Nha Trang lúc 5,6 giờ sáng.

Toa có 3 loại.

Toa có gường nằm (4 gường)

Toa ghế mềm (như ghế máy bay, ngữa ra sau được).

 

 Và ghế loại INDIANA JONES (Vì giống trong một phim của Indi

 

Tàu luôn phục vụ MÌ TÔM (tại sao lại kêu là MÌ TÔM hé) tại restaurant ở toa INDI

RESTAURANT "The Ramen's"

 

 

 

        Ga Nha Trang

 

 

Ga THÁP CHÀM

Nhìn ga cũ, chắc lúc trước là điểm dừng quan trọng của tuyến. Nay thì thế này đây

Trước khi tới Ga Tháp Chàm, thì Tháp Chàm đã hiện rõ trên đường chân trời

GA MƯỜNG MÁN

Cái tên rất quen thuộc vì có nhà văn Mường Mán. Từ Mường Mán ra Mũi Né chừng 20 km. Vì vậy muốn đi Mũi Né bằng xe lửa (ý lộn TẦU HỎA) thì ra Mường Mán rồi xuống.

Muốn nhìn các ga thì nên đi vào ban ngày, hoặc lúc về chọn chuyến trưa thì hay nhứt.

 

Cơm chiều trên tàu, 2chục ngàn (20 nghìn)

Từ sau 1975, các thành phố trong Nam thay đổi đến chóng mặt. Có lẽ nhiều người muốn các thành phố mang một diện mạo mới, vì vậy những gì xưa cũ dần dần mất đi. Nhưng bỗng có lúc, người ta mới giật mình tự hỏi, tại sao mình không cố giữ nó lại nhỉ? Thế là nhà rường Huế, các nhà cổ ...lại được bảo tồn...nhưng không biêt có trễ hay không?

Riêng Nha Trang, có những thứ tưởng tầm thường, nhưng thiếu nó, không thể gọi là Nha Thành, và hình như người ta cũng không nỡ bỏ nó đi. Chẳng hạn như hàng phi-lao (philaos?), những cây bàng mà mùa của nó đúng là mùi biển.

Vẫn còn những cây bàng cổ thụ

Xóm chài vẫn còn đó, nhưng sơ sác quá. Hình như đang bị giải tỏa.

Vì nằm trên đường Trần PHÚ, sát bải biển.

Quý anh mình đừng có tham PHÚ mà phụ BẦN nhen.

 

Nhìn từ cầu nằm trên đường TRẦN PHÚ

Tháp bà PONAGAR

 

Từ trên cầu nhìn về biển

 

Bải biển Nha Trang

Trên biển Nha Trang, có mấy ông già câu cá bằng cách ngồi trong một cái thùng mốp, trôi giữa biển để câu cá hầu, một loại cá để làm chả. Rất tiếc chụp ảnh không được.

Đi Nha Trang nhớ ăn con này nghe. Ăn sống ngọt cực kỳ

Nếu có qua Hòn ngọc Việt (Vinpearl) thì nên xem nhạc nước. Theo tôi nghĩ thì hay hơn nhạc nước ở Singapore vì mang tính nghệ thuật nhiều hơn.

Mình có thể qua Hòn Ngọc Việt bằng phà hay cáp treo

Một trong những bải tắm nổi tiếng là Bải Dài ở Cam Ranh. Đi từ Nha Trang mất khoảng 30 phút bằng xe hơi.

Tấm hình này "chộp" ké một cặp đang "đóng phim" trước ngày cưới. Nghe đâu tối sơ sơ "chỉ 10 triệu". Cô dâu bị hành hạ thê thảm

 

Bình minh Nha Trang

 

Hoàng hôn Nha Trang

Vịnh NHA TRANG về chiều

 

 

 

 

 

 

 

Bình minh

Vài hình ảnh trên đường đi

Ảnh trên gợi nhớ bài NƯƠNG CHIỀU của PD, "trâu bò về giục mõ xa xôi...hỡi chiều...". Nhưng khói này là khói đốt rẫy trên núi chớ không phải khói lam chiều đâu nhé.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2008

CHUYỆN CỔ TÍCH ĐỜI NAY

Câu chuyện này cũng ly kỳ như chuyện em bé gái đi lạc và sống trong rừng. Cứ tưởng tượng một chút, mình sẽ thấy nhiều chi tiết lý thú và thơ mộng

Cổ tích ở làng Tung Amô

20-07-2008 01:49:36 GMT +7

Vợ chồng ông Lê Như Khoa ở làng Tung Amô

LTS: Con người có số phận kỳ lạ dưới đây là ông Lê Như Khoa ở làng Tung Amô, xã Ia Dreng, huyện Chư Sê - Gia Lai. Chỉ vì chút mặc cảm, ông đã tự biến mình thành “liệt sĩ” hơn 30 năm và sống âm thầm trong một ngôi làng heo hút...

Tôi nhập ngũ cuối năm 1965. Đơn vị của tôi lúc ấy là Đại đội 1, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 30, tỉnh Hà Nam. Sau thời gian huấn luyện, cuối năm 1966, chúng tôi được lệnh đi B. Mùa khô năm 1967, đơn vị tôi mới đến Trạm Lập của khu I (huyện Kbang- Gia Lai ngày nay). Từ hồi vào bộ đội, tôi chỉ làm mỗi nhiệm vụ cấp dưỡng... Cho đến cuối năm 1971, tôi được điều về Tỉnh đội Gia Lai. Cứ nghĩ lần này chắc thoát, ai ngờ lại vẫn nhiệm vụ đáng chán là làm cấp dưỡng. Và cái lối rẽ oái oăm của đời tôi cũng bắt đầu từ đây...

Gặp người con gái Jrai

Trong tổ nuôi quân của tôi lúc ấy có ba, bốn nữ gì đó, nhưng chỉ Rơma H’choah, người Jrai, là trẻ nhất. H’choah lúc ấy mới 20, kém tôi những 15 tuổi. Chiến trường bấy giờ gian khổ lắm. Để bồi dưỡng cho thương binh, ngày ngày tôi và H’choah phải vào rừng kiếm rau và vào các làng mua thực phẩm. Sự gần gũi trong công việc đã khiến tình yêu đến lúc nào không hay. Cũng xin nói thêm là trước khi đi bộ đội, tôi đã có vợ và hai con, song vì không hợp nhau nên chúng tôi đã ly hôn. Tất nhiên, bấy giờ về tình trạng hôn nhân, tôi là người tự do. Chúng tôi báo cáo tổ chức. Một bữa liên hoan đơn giản chứng kiến chúng tôi nên vợ nên chồng.

Khi H’choah mang thai được hơn tháng thì một biến cố xảy ra: giặc càn vào cứ. Một quả bom nổ gần khiến tai tôi gần như điếc đặc, hai mắt mờ đi vì khói đạn hóa học. Thấy sức khỏe tôi yếu hẳn, đơn vị cho ra miền Bắc an dưỡng. Còn H’choah, trước việc chẳng đừng, đơn vị cũng phải để cô về nhà nghỉ sinh.

Chúng tôi chia tay bịn rịn. H’choah khóc như mưa như gió. H’choah chỉ nói được một câu duy nhất: “Nhanh vào với em! Đừng bỏ em!”. Rồi như sợ mình khuỵu xuống, H’choah đi như chạy vào cánh rừng thưa trước mặt. Nhìn cái dáng nhỏ nhắn của H’choah đang khuất dần, ruột gan tôi như nẫu ra. Cô ấy về làng rồi sẽ sống ra sao, ai giúp đỡ cô ấy trong lúc vượt cạn? Chiến tranh còn ác liệt, bom đạn bời bời thế này, điều gì sẽ xảy ra? Nhỡ mình hy sinh thì giọt máu của mình ai biết? Không cưỡng nổi tình cảm đang cuồn cuộn trong người, tôi đuổi theo H’choah, cuống quýt gọi: “H’choah, H’choah – đợi anh với!”.

Trở thành người Jrai

Nằm trong vùng giải phóng, làng Tung Amô bị bom đạn địch cày xới xác xơ. Hai vợ chồng phải xin ở nhờ nhà một người bà con rồi bắt tay vào làm rẫy ngay để có cái ăn. Để tránh bên ngoài nhòm ngó, tôi đổi họ thành Rơ Châm và học nói tiếng Jrai. Sự ăn mặc của tôi cũng dần dần thay đổi. Lúc đầu còn quần dài, sau thấy vướng tôi chỉ mặc quần đùi. Và khi quần đùi rách hết thì chuyển sang đóng khố. Chừng ba năm sau ngày theo H’choah về làng, không ai nhận ra tôi là người Kinh nữa: mặc khố, đeo gùi, hút thuốc bằng tẩu..., và trong hội làng tôi cũng ăn bốc, ngồi lê la trên đất như ai. Tôi đã tự đồng hóa mình bởi không muốn bị cô lập trong làng. Đặc biệt là khi tôi nói thạo tiếng Jrai thì H’choah không nói chuyện với tôi bằng tiếng Kinh nữa. Tiếng mẹ đẻ rơi rụng dần thì ký ức cũng phai nhạt trong tôi. Quê hương, họ hàng chỉ còn là một cái bóng xa mờ. Thật ra, nhiều đêm một mình trong chòi rẫy giữa rừng, những chút gì mờ nhạt về quê hương, quá khứ vẫn quặn lên trong tôi. Đã có lúc tôi nghĩ, hay là cứ liều về quê một chuyến xem họ hàng, con cái thế nào? Thế nhưng cái ý nghĩ khác đó vừa hiện lên thì ngay lập tức đã có một ý nghĩ khác chắn ngang: Về quê thế nào người ta cũng hỏi bấy lâu nay anh đi đâu? Vậy là tôi đành thôi.

Có một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên: Hình như vào khoảng năm 1985 thì phải - ở gần Tung Amô có một kẻ giết người từ TPHCM trốn lên đây giả dân làm ăn. Trong đoàn công an đi bắt kẻ giết người hôm đó có một anh còn trẻ cứ nhìn tôi chằm chằm, sau đó anh ta hỏi: “Chú có phải là Lê Như Khoa không? Nhìn chú rất giống người trong ảnh cháu thấy ở làng”. “Có người nhận ra mình” – một nỗi sợ hãi làm tôi cuống quýt. Tôi lắc đầu nói bằng tiếng Jrai: “Chắc anh nhầm. Tôi cũng là Khoa nhưng mà Rơ Châm Khoa, người Jrai”. Anh ta lắc đầu thất vọng rồi bỏ đi. Sau sự việc đó tôi càng co mình lại, cố đi ra khỏi làng thật ít.

Cho mãi đến năm 2001, xã Ia Dreng mới thành lập. Nhà nước đầu tư cho trường học, điện, đường. Bấy giờ làng Tung Amô mới mở cửa ra với cuộc sống bên ngoài. Gia đình tôi cũng bắt đầu thay đổi. Những đứa nhỏ được đi học (tôi có 7 đứa con, mấy đứa lớn đều thất học), cuộc sống đã đỡ tù túng nặng nề. Tuy nhiên, sự mặc cảm cố hữu vẫn chưa hề vơi bớt trong tôi. Và có lẽ tôi sẽ như một con người đã chết nếu không gặp Hùng Tĩnh - một ân nhân của tôi.

Cuộc trùng phùng kỳ lạ

Số là khi xã được thành lập, huyện đã cử một đoàn cán bộ địa chính về đo đạc, quy hoạch các công trình. Hôm đo đạc ở làng Tung Amô, Hùng Tĩnh ngẫu nhiên vào nhà tôi xin nước uống. Thấy tôi, anh ta cứ nhìn ngó đầy vẻ nghi hoặc rồi xoắn vào hỏi chuyện. Đấy là người Kinh thứ hai mà tôi được tiếp xúc trong gần ba mươi năm trời! Trước sự nhiệt tình của anh ta, tôi cũng bắt chuyện lại, nhưng phải rất chậm mới nhớ ra được vốn từ. Hóa ra là Hùng Tĩnh cùng huyện Thanh Liêm, kế bên xã tôi. Phải mất rất nhiều thời gian Hùng Tĩnh mới làm cho tôi nhớ lại được tên người thân, bạn bè... Bây giờ thì sự mặc cảm trong tôi cũng dần vơi bớt... Tôi cởi mở kể cho Hùng Tĩnh nghe tất cả. Sau cùng, tôi ngập ngừng hỏi Hùng Tĩnh về hai con tôi gửi bên nội nuôi, không biết còn sống hay bị bom đạn chết rồi. “Nếu có tin tức gì thì nhờ anh báo giùm...” - tôi gửi gắm.

Hùng Tĩnh quả là người nhiệt tình hiếm có. Hôm sau về huyện, anh ấy tìm cách gọi điện về quê tôi. Biết hai con tôi còn sống, gia đình bình yên, Hùng Tĩnh trở vào Tung Amô báo tin và bảo tôi viết thư về. Tôi cầm cây bút mà hai tay run bắn. Những con chữ khó nhọc bò ngoằn ngoèo. Hơn ba chục năm nay, lần đầu tiên tôi mới cầm cây bút và đặt tay lên tờ giấy!

Đầu năm 2002, qua điện thoại, hai con tôi đã tìm được nhà Hùng Tĩnh. Từ ngày biết tin con, tôi đã tưởng tượng đến giây phút này. Tôi sẽ nhào vào ôm lấy chúng, và tiếng khóc sẽ vỡ ra uất nghẹn. Thế nhưng, khi đã gặp nhau, một tấm chắn vô hình làm tôi sững lại. Có lẽ nào hai con người luống tuổi, tóc đã chớm bạc kia lại là con tôi được? Ngày tôi đi B, thằng Long mới 8 tuổi, con Mai 7 tuổi. Còn hai đứa, chúng cũng nhìn tôi nghi hoặc. Lẽ nào cha chúng lại là một ông già đen đúa, lụ khụ đi bên cạnh một bà già mặc váy lộc ngộc. Những lời hỏi han ban đầu cứ như là những người xa lạ bị ép đến gặp nhau. Rất tinh ý, Hùng Tĩnh gợi cho hai đứa con tôi kể chuyện về quê hương, bà con họ hàng. Từng lời chúng kể như những tia chớp lóe sáng trong trí nhớ u u minh minh của tôi. Một sức hút vô hình khiến chúng tôi nhào tới ôm chầm lấy nhau. Những tiếng khóc vỡ ra nghẹn ngào...

Thanh thản

Hàng bao năm nay, cái thôn Đạt Hưng tĩnh lặng của tôi mới xảy ra một chuyện lạ đời như vậy. Ba, bốn ngày liền, nhà thằng Long, con tôi, cứ chật ních người. Cán bộ xã cũng đến làm lễ hạ bằng “Tổ quốc ghi công” của tôi. Vậy là tôi đã chẵn ba chục cái giỗ! Đó là tính từ ngày chính thức nhận danh hiệu liệt sĩ chứ thực sự thì gia đình đã giỗ tôi từ ngày đi B rồi. Từ năm 1965 cho đến 1975, gia đình có tin tức gì về tôi đâu! Bởi thế, sau ngày miền Nam giải phóng chỉ một thời gian ngắn, xã đã đề nghị trên công nhận liệt sĩ và xây nhà tình nghĩa cho các con tôi... “Thế sao giải phóng rồi không về quê, chí ít thì cũng có vài dòng báo tin chứ?”. Ai cũng xoắn vào hỏi tôi câu ấy. Tôi phải kể đi kể lại cái làng Tung Amô ngày ấy thế nào, tôi sống trong cái làng ấy ra sao... Bà con có người cảm động chảy nước mắt.

Tôi định ở lại quê chí ít là một tháng để chuyện trò với anh em, họ hàng cho đã, nhưng mới được hơn mười ngày đã thấy trong bụng như kiến cắn. Ăn uống, tiện nghi sinh hoạt chẳng thiếu thứ gì. Quê tôi bây giờ sướng quá! Thế nhưng với tôi, căn nhà sàn, mùi mồ hôi của bà H’choah và những đứa con thô tháp như giọt mật ong rừng mới thực sự là cuộc sống... Thế là dù họ hàng, con cháu xoắn xuýt, tôi vẫn một mực xin vào lại Tung Amô.

Và bây giờ thì tôi đã có quyền sống thanh thản với những ngày còn lại của cuộc đời.

http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/phong-su/232662.asp

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2008

Cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt

SÀI GÒN (NV)- Cựu thủ tướng Việt Nam, ông Võ Văn Kiệt, đã qua đời lúc 6 giờ 40 phút sáng thứ Tư (giờ địa phương), khi đang chữa bệnh tại bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore.

Tin tức này được các hãng thông tấn quốc tế loan đi sau khi ông Kiệt qua đời vài tiếng đồng hồ. Một số các báo điện tử của Việt Nam như VietnamNet, VNExpress, VTC… cũng đã loan tin nhưng ngay sau đó đã được lệnh của chính quyền Việt Nam buộc phải gỡ xuống mà không được giải thích vì sao.

Các tờ báo thuộc hàng lớn nhất của Việt Nam như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Thông Tấn Xã Việt Nam, Nhân Dân… đều chưa có tin ông Kiệt qua đời tính đến 10 giờ tối ngày 11 tháng 6 theo giờ Việt Nam, tức 8 giờ sáng 11 tháng 6 theo giờ California.

Hiện có nhiều nguồn tin về bệnh tình của ông Kiệt trước khi qua đời, trong đó trên Blog “Osin” của nhà báo Huy Đức dẫn lời một người đi cùng chăm sóc ông Kiệt tại Singapore cho biết, ông Kiệt bị tổn thương phổi khá nặng nên những cơ quan khác như tim, thận đều bị ảnh hưởng…

Cũng vẫn theo Blognày, thi hài ông Võ Văn Kiệt đã được đưa về Sài Gòn trên chiếc máy bay Learjet-45 của hãng Thai Flying đáp xuống phi trường Tân Sân Nhất lúc 11 giờ 40 ngày 11 tháng 6 năm 2008.

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC người con gái ông Võ Văn Kiệt, bà Võ Hiếu Dân, cho biết về tang lễ ông Kiệt: “Các anh trong ban bí thư ngày mai họp và thông báo, chứ gia đình chưa biết gì”.

Như vậy việc loan báo về tin tức ông Kiệt qua đời và tang lễ của ông vẫn đang còn chờ đợi các quyết định từ các lãnh đạo cao nhất trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

Ông Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, sinh ngày 23 tháng 11 năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ông Kiệt từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền cộng sản Việt Nam kể từ năm 1940 đến khi chính thức rút lui khỏi chính trường vào tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, trên cương vị Thủ tướng chính phủ. Sau đó ông được đảng cộng sản Việt Nam phong cho vai trò Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương cho đến năm 2001.

Ông Kiệt được đánh giá là một trong những lãnh đạo Việt Nam đi đầu trong việc khởi xướng thời kỳ “đổi mới” rũ bỏ nên kinh tế quan liêu bao cấp nghèo đói theo lý thuyết cộng sản để chuyển sang nên kinh tế thị trường theo tư bản kể từ năm 1986. Trong những năm gần đây ông đã có những bài viết hay trả lời phỏng vấn nhằm kêu gọi sự hòa hợp hòa giải dân tộc sau hơn 30 năm biến cố 30 tháng Tư năm 1975. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên BBC ông nhận định về ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam là ngày “Có triệu người vui nhưng cũng có triệu người buồn”.

Và ông cũng có một câu nói nổi tiếng: 'Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả'.