Thứ Tư, 20 tháng 8, 2008

The spirit of OLYMPIC

Tinh thần Thế vận hội
Đã bị Giết chết

Bài của Alexander McCall Smith

Ngày 18-8-2008

Permanent Link

Tôi hy vọng rằng những người dân Trung Quốc thích thú với Thế vận hội Olympic của mình. Nhưng một khi họ thưởng thức xong rồi, mọi người đã ngừng lại và trở về nhà, tôi nghĩ có điều gì đó cần phải được thực hiện để cải tổ hoạt động Olympic. Tôi nghi ngại rằng có nhiều người cảm thấy kinh tởm bởi những gì đã diễn ra trong Thế vận hội song lại không muốn nói huỵch toẹt ra vì họ e là sẽ bị coi là kẻ phá đám.

Có cái gì không ổn đối với Thế vận hội Olympic? Câu trả lời ngắn gọn là: tất cả mọi thứ. Thế nhưng bản thân nó có thể đã được bắt đầu với tinh thần tụ hội. Thể thao thường đúng như cái tên đã được gợi nên của mình: một hoạt động thể chất được cam kết trong một tinh thần vui chơi. Những cuộc thi đấu quá nặng, nguy hiểm chết người không phải là những gì mà thể thao hướng tới. Thể thao là một hoạt động phổ biến nhằm lôi cuốn người dân lại với nhau trong một niềm vui chung. Nó để cho con người có được mối giao tiếp với nhau và trau dồi cá tính cho những người cùng tham gia. Thể thao đã làm cho mọi người tốt,khỏe, vui hơn - và vẫn đang làm như thế.

Thế vận hội Olympic, than ôi!, đã trở nên trái ngược với tất cả những điều này. Sự thối nát đã được trở thành cái mốt với Thế vận hội Berlin [1] bị chính trị hóa như một định mệnh, khi Hitler đã sử dụng Olympic trong một nỗ lực chứng tỏ sức mạnh vượt trội của nước Đức. May mắn thay, y đã bị ngáng trở, và chiến thắng của lực sĩ người Mỹ gốc Phi Jesse Owens [2] là một cú phóng lao tuyệt vời vào mắt Goebbels [3]. Thế nhưng hạt giống đã bị gieo mầm, và đã được hăng hái cày xới bởi Liên bang Sô viết trong suốt Cuộc chiến tranh Lạnh. Chủng loại con người sô-viết quyết chí cho chúng ta thấy những nét ưu tiệt của chủ nghĩa cộng sản bằng sự vượt trội trong thể thao. Và chúng ta hết thảy đều biết chuyện ấy đã dẫn tới đâu: tới cái nhà kính trồng cây để huấn luyện những trẻ em đã được chọn lựa để trở thành các lực sĩ, tới sự không tôn trọng các luật lệ có tính nguyên tắc của thể thao nghiệp dư, và, đương nhiên, tới sự hoài nghi rằng một số trong những nữ lực sĩ Sô-viết cường tráng đó không hoàn toàn đúng như những gì mà họ đã tự cho là như thế.

Người Mỹ đã bước vào cuộc thi tai hại này với niềm vui đầy hăng hái và sung mãn, và Olympic đã trở thành một thứ thay thế cuộc đua thời gian. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, các lực sĩ đã được hưởng lợi từ học bổng của trường đại học, là thứ cho phép các vận động viên chuyên nghiệp giả trang thành nghiệp dư [4]. Các quốc gia khác cũng đã thường xuyên thực hiện những phương cách tương tự. Chẳng còn ai là trong sáng ngời ngời nữa.

Sự nhấn mạnh trước đây về tính nghiệp dư, về sau đã bị loại khỏi hiến chương Olympic, nó có nghĩa rằng tính không trung thực đã trở nên một thứ được ghi nhận vào trong chính cơ cấu của hoạt động Olympic. Một khi tính nhà nghề được chấp nhận, khi ấy mọi người có thể không bị hạn chế trước thực tế là họ đã thực sự là những lực sĩ chuyên nghiệp, luôn luôn và dễ dàng nói dối về tình trạng nghiệp dư của mình. Nhưng những gì xảy ra sau đó đã là hình mẫu khác cho biểu hiện sửa đổi sai lạc đã đi tới mối bất hòa. Điều này đã trở thành một thứ tham nhũng có tính chất lừa gạt và mạnh mẻ hơn so với bất cứ thứ gì ta được chứng kiến trước đây, và nó đã đi vào hình thức thương mại.

Sự bảo trợ thương mại đối với các lực sĩ là rất quan trọng ở các quốc gia nơi mà các chính phủ rất miễn cường chi phí cho thể thao. Mọi người đều biết về sự giải cứu tài chính của chính phủ cho Thế vận hội Sydney, song không phải tất cả các chính phủ đều chu cấp hậu hĩ; Chính phủ Mỹ dĩ nhiên là không làm cách này. Cho nên điều đó có nghĩa rằng một số lực sĩ sẽ cần lôi cuốn sự ủng hộ có tính thương mại nếu như họ ở vào một vị thế phải dành toàn bộ thời gian của mình cho luyện tập. Nhưng nếu lối trợ giúp có tính thương mại này là rất hào phóng và độ lượng – như nó thường là vậy – thế rồi các lực sĩ đó sẽ có một ưu thế cao hơn những ai ít được hổ trợ một cách rộng rãi. Các trung tâm huấn luyện, trang thiết bị, vật lý trị liệu v.v.. có thể là rất đắt đỏ.

Chúng ta liệu có thực sự muốn xem một trận đấu mà một trong những yếu tố mang tính quyết định - nếu không phải chỉ có một yếu tố quyết định - sẽ là có bao nhiêu tiền đã được đổ vào một đội tuyển đặc biệt? Và chúng ta có thực sự muốn một tình huống chắc chắn xảy đến, nơi mà những đội tuyển Olympic có khả năng nhất lại được sở hữu bởi các tập đoàn đa quốc gia? Khi đó liệu các lực sĩ có thể sẽ bảo: "Tôi chạy cho cái công ty đó", thay vì bảo "tôi chạy vì đất nước tôi"?

Đưa các quốc gia vào trong sự đánh đồng để được ngang nhau quả là khó khăn với chính họ. Tôi chưa từng được hiểu tại sao những môn thể thao lại cần phải là một vấn đề của chủ nghĩa dân tộc, song đó lại là những gì mà chúng đã trở thành. Các quốc gia cảm thấy rằng họ phải thi đua không ngừng để được tham dự thế vận hội, mà không quan tâm tới việc điều này làm cho họ phải trả giá như thế nào. Cái cung cách là làm sao phải có được một lời tán tụng về tài năng và thành tích cá nhân đã trở thành một thể chế tham lam ngấu nghiến tiền của công chúng và khuyến khích cho lối hoang phí ngông cuồng. Tham dự Olympic có ý nghĩa này cho một quốc gia: đó là gận hội Olympic hay một tập hợp những thư vợc cấp vốn khác. Bạn thiên về điều nào: Thế vận hội Olympic hay một tập hợp những thư viện, phòng hòa nhạc, bệnh viện khang trang?

Olympic cũng cổ vũ cho hình thái thô thiển bậc nhất của chủ nghĩa dân tộc ầm ĩ, ngạo mạn và hoan hỉ. Thành tích cá nhân tỏ ra không còn có vị trí đặc biệt nữa: nó trở thành một câu hỏi lớn hơn là có bao nhiêu huy chương mà mỗi quốc gia đã giành được. Thế nhưng tại sao các lực sĩ lại cần phải tranh đua dưới lá cờ tổ quốc mình? Tại sao không làm cho Thế vận hội trở thành một cuộc thi của những cá nhân thôi, với mỗi quốc gia sẽ được quyền đưa tới một số lượng đấu thủ nào đó rồi họ sẽ được đề cử với tư cách như dân chúng, chứ không phải là con tốt thí cầm cờ? [5]

Tiếp theo là vấn đề về những thiệt hại rõ ràng đối với hành tinh mà Thế vận hội Olympic gây ra. Có bao nhiều là bê tông được đổ vào cho cái tên của một Olympic hiện đại? Có bao nhiên tấn carbon dioxide thải vào khí quyển trong cuộc theo đuổi cái món phù hoa này? Có bao nhiêu người dân nghèo khổ phải bỏ nhà ra đi để nhường chỗ cho những sân vận động hoành tráng phô trương và những khách sạn Olympic?

Thực tế không mấy dễ chịu của vấn đề là các Thế vận hội Olympic đang gây nên những thiệt hại trường cửu và lớn lao một cách không thích hợp đối với hành tinh này đúng vào thời điểm khi chúng ta cần phải tìm cách thực hiện mọi điều trên một quy mô nhỏ bé hơn, khiêm nhường nhất. Chúng khích lệ đầu óc con buôn hùng hổ vào một thời điểm khi mà chúng ta đang cần cố gắng khẳng định những giá trị con người hơn là những giá trị của các tập đoàn khổng lồ. Chúng là một thảm họa trong mọi ý nghĩa.

Câu trả lời là gì? Ít nhất chúng ta cần phục hồi một đặc tính thể thao thích đáng hơn và khiêm nhường nhất. Thế vận hội phải được dẫn dắt trên một quy mô nhỏ và mang tính nhân bản. Các vật biểu trưng và sự hãnh diện vênh váo cần được tránh xa để chọn lấy việc tuyên dương thành tích cá nhân. Nói ngắn gọn, con quái vật này cần phải trở lại thành con người.

Cuốn sách gần đây nhất của Alexander McCall Smith là cuốn The Unbearable Lightness of Scones (Nhà xuất bản Polygon) và cuốn The Comfort of Saturdays (Nhà xuất bản Little, Brown).

[1] Olympic lần thứ 11

[2] Jesse Owens (1913-1980): tham gia Olympic Berlin 1936, giành 4 huy chương vàng chạy cự ly 100m, 200m, nhảy xa, chạy tiếp sức (wilipedia)

[3] Goebbels (1897-1945): Bộ trưởng Tuyên truyền Đức quốc xã, với câu nói nổi tiếng 'điều phi lý nói mãi rồi người ta cũng tin'.

[4] " ...Coubertin và tổ chức IOC dự tính từ ban đầu là thế vận hội Olympic chỉ dành cho những vận động viên nghiệp dư. Tính chất không chuyên được xác định bởi sự tôn trọng triệt để với luật không chuyên, một luật lệ có từ thế kỷ 19 làm nền tảng để ngăn không cho các vận động viên chuyên nghiệp tham gia trong các môn thể thao như bơi thuyềnquần vợt..." (wikipedia-vn)

[5] "... Mặc dù Hiến chương Olympic, luật chính thức của Ủy ban Olympic, tuyên bố rằng Olympic là cuộc thi giữa các cá nhân và không phải là giữa các quốc gia nhưng IOC lại phân công các NOC có nhiệm vụ tuyển chọn riêng các đội tuyển Olympic quốc gia..." (wikipedia-VN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét